Xử lý trường hợp nuôi nhiều chó ảnh hưởng đến hàng xóm? Chào luật sư, Gần nhà em có một nhà nuôi chó, mèo. Mỗi tối mèo kêu rất như em bé khóc thất thanh, từng đợt làm ảnh hưởng đến hàng xóm rất nhiều, nhiều đêm các gia đình hàng xóm còn không ngủ được. Chó nuôi không có giấy tờ, không chích ngừa. Bây giờ em phải làm sao để giải quyết việc này? em cảm ơn luật sư.
Nội dung tư vấn cụ thể như sau:
1, Cơ sở pháp lý:
– Luật số 03/2007/QH12 phòng chống bệnh truyền nhiễm;
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;
– Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn
2. Luật sư tư vấn:
– Theo quy định Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm thì việc nhà hàng xóm nhà bạn nuôi động vật buộc phải đảm bảo vấn đề vệ sinh như sau:
“Điều 15. Vệ sinh trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm và động vật khác
1. Việc chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm và động vật khác phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước sinh hoạt hoặc làm phát tán tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thú y chịu trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm và động vật khác để tránh làm lây truyền bệnh cho người.”
– Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định:
“2. Quy định về quản lý chó, mèo nuôi để phòng bệnh Dại
2.1. Đối với chủ nuôi chó, mèo (gọi chung là chủ vật nuôi)
a) Phải đăng ký việc nuôi chó với Ủy ban nhân dân cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư;
b) Xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt;
c) Nuôi chó tập trung phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh;
d) Chấp hành tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định;
đ) Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.”
Như vậy gia đình hàng xóm bắt buộc phải chấp hành những quy định của pháp luật như trên.
Nếu có hành vi vi phạm như chăn thả chó thì bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 5 của nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về các Vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.”
Ngoài ra, nếu như chú chó thả ra mà có hành vi cắn người thì đối với người bị cắn, chủ chú chó có thể phải chịu bồi thường thiệt hại do hành vi của con chó gây ra theo quy định của pháp luật dân sự.
Xử lý trường hợp nuôi nhiều chó ảnh hưởng đến hàng xóm: