Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của người đồng phạm

Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của người đồng phạm. phân hóa mức độ trách nhiệm hình sự của người đồng phạm, từ đó xác định mức độ chịu trách nhiệm tương ứng với hành vi thực hiện tội phạm của mình và vai trò của người thực hiện tội phạm.

Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của người đồng phạm trong vụ án hình sự

1. Đồng phạm là gì?

Đồng phạm quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự chung

Tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm đã xảy ra. Nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm đồng phạm về tính chất liên kết hành vi cùng thực hiện một tội phạm, hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân gây ra hậu quả tác hại chung. Vì vậy Luật Hình sự quy định những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về một tội phạm mà họ đã thực hiện, đều bị áp dụng hình phạt của tội phạm mà tất cả những người đồng phạm đã cùng thực hiện.

Nguyên tắc độc lập của trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

Nguyên tắc này xuất phát từ tính chất, mức độ tham gia gây án của người đồng phạm khác nhau, đặc điểm nhân thân khác nhau, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mỗi người khác nhau. Trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm ở chỗ:

Mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đến đâu thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm đến đó

3. Bảng phân hóa mức độ trách nhiệm hình sự của người đồng phạm

TIÊU CHÍ

NGƯỜI
THỰC HÀNH

NGƯỜI
TỔ CHỨC

NGƯỜI
XÚI GIỤC

NGƯỜI
GIÚP SỨC

Khái niệm

Là người trực tiếp thực hiện tội phạm

Là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tôi phạm.

Là người dụ dỗ, kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm

Là người tạo ra những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Tính chất hành vi

– Hành vi của người thực hành có vị trí trung tâm trong vụ án đồng phạm.

– Hành vi của người tổ chức, giúp sức, xúi giục chỉ có thể gây ra thiệt hại cụ thể, thực tế cho xã hội thông qua hành vi của người thực hành.

 

– Hành vi của người tổ chức được xem là nguy hiểm nhất trong đồng phạm.


– Trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác , người tổ chức là người có sáng kiến thành lập hoặc đứng ra thành lập nhóm đồng phạm hoặc điều kiển hoạt động của nhóm đó.

– Thông thường, hành vi của người xúi giục ít nguy hiểm hơn so với hành vi của người tổ chức.

– Nhưng tùy vào trường hợp cụ thể mà nó có thể nguy hiểm hơn hoặc ít nguy hiểm hơn hành vi của người thực hành.

 

– Hành vi của người giúp sức có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội hạn chế hơn so với hành vi của người tổ chức, người giúp sức và người thực hành.

– Vì hành vi giúp sức chỉ đóng góp vai trò là tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn cho việc thực hiện tội phạm, chứ nó không đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện tội phạm.

Mức độ trách nhiệm hình sự

Chịu trách nhiệm tương ứng với hành vi thực hiện tội phạm của mình.

Nguyên tắc xử lý: “Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy” việc thực hiện tội phạm.

Và khi quyết định hình phạt thì người tổ chức thường phải chịu mức hình phạt nặng hơn so với các đồng phạm khác.

Thường chịu mức  TNHS nhẹ hơn người tổ chức.

TNHS của người giúp sức thường hạn chế hơn so với các đồng phạm khác.

Ví dụ

 

Điều 109 Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân:

+ Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

 Còn Người đồng phạm khác sẽ có mức phạt thấp hơn: bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm

Điều 330 Tội chống người thi hành công vụ:

+ Nếu như người thực hành chỉ chịu mức hình phạt là: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

+ Nếu là người xúi giục thì mức hình phạt sẽ cao hơn: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Khoản 2 Điều 54 quy định: “Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.”

 
 

4. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

Vụ án đồng phạm có nhiều người tham gia, mỗi người tham gia gây án ở mức độ khác nhau, có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ khác nhau, vì vậy mức độ trách nhiệm hình sự của họ khác nhau. Bởi thế, khi xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm phải dựa vào nguyên tắc do Luật Hình sự quy định.

Thứ nhất, nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự chung: tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm đã xảy ra. Nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm đồng phạm về tính chất liên kết hành vi cùng thực hiện một tội phạm, hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân gây ra hậu quả tác hại chung.

Vì vậy Luật Hình sự quy định những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về một tội phạm mà họ đã thực hiện, đều bị áp dụng hình phạt của tội phạm mà tất cả những người đồng phạm đã cùng thực hiện.

Mọi người đồng phạm trong vụ án đều phải chịu trách nhiệm về tình tiết tăng nặng nếu có, đều bị áp dụng nguyên tắc chung về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và nguyên tắc xác định hình phạt.

Thứ hai, theo tính độc lập của trách nhiệm hình sự trong vụ án đồng phạm, Luật Hình sự quy định mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm.

Nguyên tắc này xuất phát từ tính chất, mức độ tham gia gây án của người đồng phạm khác nhau, đặc điểm nhân thân khác nhau, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mỗi người khác nhau.

Trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm ở chỗ: mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đến đâu thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm đến đó.

Người đồng phạm này không phải chịu trách nhiệm hình sự về sự vượt quá của người đồng phạm khác.

Những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được áp dụng riêng với người đồng phạm có tình tiết đó.

Ví dụ: A thấy chú ruột của mình là người giàu có, nên tổ chức cho B, C và D trộm cắp tài sản của chú. A căn dặn B, C, D rằng khi đến nhà chú của A nếu phát hiện thì phải rút lui, A đã kiểm tra kỹ không để cho B, C, D mang theo hung khí. Trên đường đến nhà chú của A, C đã rẽ về nhà mình và đem theo một dao găm. Khi phát hiện C dùng dao găm ấy đâm vào bụng chú của A. Trường hợp này hành vi của C là vượt quá. Vì vậy A, B và D không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của C.

Hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức dù chưa dẫn đến việc phạm tội nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội tùy thuộc quy định của điều luật về tội phạm cụ thể.

Khi xác định trách nhiệm hình sự của những người trong vụ án đồng phạm, cần chú ý những vấn đề sau đây:

Một là, chủ thể đặc biệt: Đối với những tội đòi hỏi chủ thể tội phạm phải có dấu hiệu đặc biệt thì chỉ cần người thực hành có dấu hiệu chủ thể đặc biệt, còn người đồng phạm khác không cần dấu hiệu đó.

Hai là, phạm đến đâu người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự đến đó: Do nguyên nhân ngoài ý muốn, người thực hành không phạm tội được đến cùng, mà phải dừng lại thì người thực hành thực hiện tội phạm đến đâu người đồng phạm khác phải chịu trách nhiệm hình sự đến đó. Người xúi giục, giúp sức, tổ chức chỉ được miễn trách nhiệm hình sự khi họ đã cố gắng ngăn cản không để người thực hành phạm tội. Nếu hành vi xúi giục, giúp sức, tổ chức đã thực tế cấu thành tội phạm khác thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm ấy.

Ba là, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và có hành vi ngăn ngừa: Được xem xét theo quy định Điều 16 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Người thực hành được thừa nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo quy định chung; người tổ chức, xúi giục, giúp sức chỉ được thừa nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi người thực hành chưa bắt tay vào việc thực hiện tội phạm và có hành vi ngăn ngừa người thực hành phạm tội.

Quy định nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong vụ án đồng phạm có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm xử lý chính xác theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, bảo đảm mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội.

» Áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội

» Cách xác định tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng

Trên đây là Bảng phân hóa mức độ trách nhiệm hình sự của người đồng phạm, liên hệ luật sư bào chữa: