Tư vấn về lấn chiếm lối đi đất công

Tư vấn về lấn chiếm lối đi đất công. Thửa đất gia đình tôi đang sinh sống nằm cuối hẻm có con đường riêng dài 15m dẫn vào nhà tôi, chỉ có nhà tôi sử dụng lối đi này. Mảnh đất này không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, như vậy mảnh đất này thuộc quyền sở hữu của nhà nước.

Cách đây khoảng 10 năm, chủ nhà cũ tại căn nhà mặt tiền phía trước đã xây lấn chiếm 1 phần đất được cho là đất công cộng thuộc đường hẻm đó và đã nhà xây 2 tầng, trên cả phần đất lấn chiếm, diện tích đất bị xây lấn chiếm khoảng 5m2 nằm ở phía sau căn nhà, nhưng lại nằm chắn ngang hơn 1/2 mặt tiền của căn nhà tôi. Cho đến nay diện tích đất bị lấn chiếm vẫn chưa được hợp thửa đưa vào sổ đỏ của căn nhà đó.

Tôi và chủ hộ có diện tích đất lấn chiếm đều là chủ mới mua nhà gần đây.
– Tôi có làm Đơn Đề Nghị V/v xử lý hành vi lấn chiếm đất đai gửi đến UBND phường yêu cầu hộ dân đó tháo dỡ phần xây lấn chiếm trái phép trước đây, buột khôi phục lại hiện trạng của đất trước khi vi phạm để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tôi, vì khi tôi dự tính xây nhà trong thời gian tới vì hơn 1/2 mặt tiền đã bị che lấp bởi phần xây lấn chiếm đó.
– Cán bộ địa chính phường có giải thích với tôi là: Phần xây lấn chiếm của hộ dân đó đã cách đây gần 10 năm, và trong suốt thời gian đó không ai có khiếu nại khiếu kiện nên không thể áp dụng cưỡng chế, buột tháo dỡ.

Tôi có câu hỏi luật sư tư vấn đất đai như sau:

Giải thích như vậy của cán bộ địa chính có đúng không? Có điều luật nào nêu rõ về thời hạn xử lý vi phạm (quá hạn) và buột tháo dỡ, cưỡng chế vi phạm lấn chiếm đất đai hay không? Hiện tôi không biết làm cách nào theo quy định của pháp luật để yêu cầu chính quyền địa phương can thiệp buột hộ dân đó tháo dỡ phần sai phạm đó.

Dựa trên thông tin khách hàng cung cấp, Luật sư xin đưa ra tư vấn sơ bộ về vấn đề liên quan như sau:

Căn cứ pháp lý:
+ Luật đất đai 2013.
+ Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
+ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP.

Thứ nhất: Phản hồi từ cán bộ địa chính có đúng theo quy định pháp luật không?

Phần xây lấn chiếm của hộ dân đó đã cách đây gần 10 năm, và trong suốt thời gian đó không ai có khiếu nại khiếu kiện nên không thể áp dụng cưỡng chế, buột tháo dỡ” là không đúng theo quy định pháp luật.

Bởi vì thời gian chiếm hữu không có căn cứ pháp luật (trái phép) trở thành căn cứ để xác lập quyền sở hữu đối với bất động sản chỉ áp dụng đối với đất do cá nhân sở hữu. Đối với đất công cộng (thuộc quyền sử dụng của nhà nước) việc áp dụng thời gian lấn chiếm sử dụng không có ý nghĩa.

Rõ ràng, hiện nay ở Hà Nội đã không còn đất vô chủ nữa, phần đất dùng để làm ngõ đi được coi là đất sử dụng công cộng thuộc quyền sở hữu, quản lý của nhà nước (đất công). Đối với lấn chiếm đất công, thì dù là lấn chiếm bao lâu, lấn chiếm công khai trong thời gian dài mà không có khiếu nại cũng không thể trở thành căn cứ xác lập quyền sở hữu được (khác với bất động sản không phải của nhà nước thì công khai chiếm hữu 30 năm, không có tranh chấp là căn cứ xác lập chủ đất). Khi nhà nước có yêu cầu, việc lấn chiếm cần phải dừng lại, trả lại phần đất lấn chiếm cho nhà nước.

Do đó, anh hoàn toàn có quyền gửi khiếu nại đến UNBD phường yêu cầu chủ đất số lấn chiếm buộc họ dừng lại hành vi xâm chiếm, trả lại phần đất lấn chiếm về hiện trạng ban đầu.

Thứ hai, theo Điều 2, khoản 20, “sửa đổi Điều 24a”, Nghị định 01/2017 NĐ-CP về trường hợp được cấp tăng thêm đất như sau:

Trường hợp diện tích đất tăng thêm do người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì xem xét xử lý và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này”

Theo điều luật này, tiếp tục dẫn đến Điều 22 của nghị định 43/2014/NĐ-CP thì ngay tại khoản 1, Điều 22 đã nêu rõ như sau:

Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã lấn, chiếm.”

Rõ ràng, việc lấn chiếm đường là công trình công cộng, phục vụ cho việc đi lại của người dân, chủ hộ số đã lấn chiếm biết rõ mà vẫn lấn chiếm, theo đó nhà nước sẽ không cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận tài sản gắn liền với đất lấn chiếm mà sẽ yêu cầu hộ dân lấn chiếm trả lại đất công cộng về hiện trạng ban đầu.

Chính sách của nhà nươc đối với đất công là khá cứng rắn và chặt chẽ, về nguyên tắc đối với đất công, trừ khi được nhà nước giao đất thì mọi hành vi lấn chiếm đất công đều bị cấm, có thể bị phạt hành chính và thời gian lấn chiếm bao lâu cũng không trở thành căn cứ để xác lập quyền sở hữu.

Do đó, nhà lấn chiếm không thể xin hợp thửa phần đất công cộng của nhà nước vào phần đất gia đình đang sở hữu.

» Luật sư tư vấn luật đất đai

» Thủ tục khi bố mẹ tặng cho con quyền sử dụng đất

Nếu quý khách có vướng mắc liên quan xin vui lòng liên hệ cho Công ty Luật để được tư vấn: