Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án dân sự tại toà án

Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án dân sự tại toà án. Khi khởi kiện vụ án thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách theo trình tự, thủ tục quy định.

Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án Dân sự tại Toà án:

Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự luôn phải tuân theo trình tự được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Việc am hiểu thủ tục, kỹ năng tham gia vụ kiện cùng các chứng cứ có lợi sẽ giúp bạn bảo vệ được quyền lợi hợp pháp cho đương sự.

Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án Dân sự
Gọi số điện thoại: 0768236248 Chat Zalo

» Luật sư tranh tụng vụ án dân sự

1. Tư vấn Xác định về điều kiện khởi kiện

– Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp:

Tư vấn xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết, xét xử trong mỗi vụ án việc xác định thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, cụ thể như sau:
+ Xác đinh vụ việc có thuộc một trong các loại việc theo quy định;
+ Xác định vụ việc đúng với cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

– Xác định thời hiệu khởi kiện:

Việc xác định thời hiệu khởi kiện, đánh giá về việc người khởi kiện còn đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật hay không và căn cứ xác định được luật sư Tư vấn cụ thể về Tính thời hiệu đối với vụ án dân sự và Tính thời hiệu đối với vụ việc dân sự:

– Xác định các điều kiện khác

Một số vụ án, vụ việc dân sự phải xác định các điều kiện khác như: Điều kiện về hào giải tại cơ sở, yêu cầu đã được giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật hay chưa, Tư vấn các vấn đề trên như sau:

Đối với các vụ án mà theo yêu cầu của pháp luật bắt buộc phải thông qua hòa giải tại cơ sở thì trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết phải tiến hành hòa giải và có yêu cầu hòa giai tại cơ sở.

Đối với vụ án mà đã được giải quyết bằng một bản qná hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì không có quyền khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa, ngoại trừ các trường hợp sau:
+ Yêu cầu xin thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, thay đổi nuôi con nuôi;
+ Vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà ra Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;
+ Tạm đình chỉ vụ án do người khởi kiện rút đơn khởi kiện do Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc trong trường hợp nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

2. Thu thập tài liệu, chứng cứ chuẩn bị cho việc khởi kiện

Thu thập chứng cứ để xác định điều kiện khởi kiện, chứng minh quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích trong quá trình tham gia tố tụng vụ án dân sự được luật sư Tư vấn cho quý khách hàng đối với từng trường hợp, vụ việc cụ thể.

3. Chuẩn bị bộ hồ sơ khởi kiện ra Tòa án

Hồ sơ khởi kiện là hồ sơ mà nguyên đơn nộp cho Tòa án khi khởi kiện vụ án dân sự, đưa các thông tin đích của nguyên đơn đối với hội đồng xét xử. Hồ sơ khởi kiện chứa đựng những ý tưởng quan trọng mà qua đó nguyên đơn muốn làm sáng tỏ yêu cầu của mình.

Tư vấn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện trong các vụ án cụ thể về:
+ Đối với vụ án hôn nhân gia đình;
+ Đối với vụ án thừa kế;
+ Đối với vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất;
+ Đối với các vụ án tranh chấp về nhà ở…

4. Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án gồm:

Tư vấn quy định và thủ tục nộp hồ sơ khởi kiện ra tòa án và vấn đề nộp tiền tạm ứng án phí.

Nhận và xử lý đơn khởi kiện:

Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện:

– Thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn;
– Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền nếu vụ án thuộc thẩm quyền của tòa khác và thông báo cho người khởi kiện;
– Trả lại đơn khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện.

5. Thực hiện các thủ tục cần thiết sau khi Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án

Tư vấn quy định pháp luật cụ thể về: Hòa giải tại Tòa án; Viết Bản tự khai; Tham gia phiên Tòa khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử và các vấn đề khác liên quan.

Thụ lý và phân công thẩm phán giải quyết vụ việc:

– Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
– Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý vụ án.
– Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.

Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải làm gì?

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo. Trường hợp cần gia hạn thì bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có đơn đề nghị gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do; nếu việc đề nghị gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn nhưng không quá 15 ngày.

Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

6. Hòa giải tại Tòa án

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

7. Chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:
– Đối với các vụ án tranh chấp về dân sự và tranh chấp về hôn nhân và gia đình: 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
– Đối với các vụ án tranh chấp về kinh doanh, thương mại và tranh chấp về lao động: 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
– Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án dân sự và hôn nhân gia đình; Và không quá 01 tháng đối với vụ án tranh chấp về đòi nợ, kinh doanh, thương mại và tranh chấp về lao động.

8. Xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng

9. Xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

– Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
– Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại.
– Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Kèm theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

10. Giám đốc thẩm

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Căn cứ kháng nghị:
– Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án
– Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
– Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án

11. Tái thẩm

Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
– Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án;
– Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
– Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
– Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.
– Đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án

» Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án

» Xác định tư cách của đương sự trong vụ án dân sự

Dịch vụ luật sư tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ án dân sự:
Khi có vướng mắc pháp lý, quyền và lợi ích bị xâm phạm, bạn nên sử dụng dịch vụ luật sư thực hiện thủ tục khởi kiện, tranh tụng vụ án Dân sự tại Toà án và coi đây là khoản đầu tư rất có lợi, xin liên hệ: