Tư vấn ly hôn và quyền nuôi con
Ly hôn có nhiều lý do và cũng đã có con chung. Trường hợp nếu hai vợ chồng không thể tiếp tục chung sống thì bạn có quyền làm đơn để yêu cầu tòa giải quyết việc ly hôn giưa bạn và chồng. Tòa án họ sẽ căn cứ vào các điều kiện để giải quyết.. » Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình
Thứ nhất: Căn cứ để Tòa chấp nhận yêu cầu ly hôn:
Quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”
Nếu cuộc sống vợ chồng của bạn đã xảy ra những mâu thuẫn trầm trọng khiến đời sống chung vợ chồng không thể kéo dài thì khi ra tòa bạn nên đưa ra chứng cứ cho những sự việc đó để tòa có cơ sở pháp lý giải quyết việc ly hôn của bạn
Thứ hai: Quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn:
Quy định tại Điều 81 Luật HNGĐ 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Thứ ba: Hồ sơ yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn bao gồm:
+ Đơn xin ly hôn;
+ Bản chính giấy đăng ký kết hôn;
+ Bản sao hộ khẩu;
+ Bản sao chứng minh nhân dân của vợ và chồng ;
+ Các giấy tờ chứng minh về tài sản ;
* Đối với giấy tờ, tài liệu là bản sao thì cần phải công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.
Thứ tư: Thẩm quyền giải quyết việc ly hôn:
+ Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự, Toà án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình, gồm: Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; ranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; Tranh chấp về cấp dưỡng; Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân…
+ Cụ thể, Toà án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm việc ly hôn là Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi một trong các bên ly hôn cư trú, làm việc.
Trong trường hợp đơn phương ly hôn thì phải gửi đơn xin ly hôn tại tòa án Quận/ huyện nơi chồng chị có hộ khẩu thường trú.
Tư vấn ly hôn và quyền nuôi con:
Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo