Quy trình đo đạc để giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai. Đất đai là một trong những bất động sản có giá trị lớn và biến động theo thời gian do đó các vấn đề về đất đai Hầu hết đều xoay quanh chuyển nhượng quyền sử dụng đất, biến động qua quá trình sử dụng, đền bù, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và nhiều vấn đề khác có liên quan.
Quy trình đo đạc để giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai
1. Quy trình đo đạc để giải quyết tranh chấp đất đai
Cán bộ địa chính thực hiện theo quy định tại, mục 7.13 Mục 7 phần đo vẽ nội dung bản đồ địa chính của Quyết Định 08/2008/QĐ – BTNMT có quy định:
“…7.13. Trước khi đo vẽ chi tiết phải phối hợp với chính quyền địa phương, đề nghị các chủ sử dụng đất cung cấp bản sao (không cần công chứng) các giấy tờ liên quan đến thửa đất và cùng chủ sử dụng đất xác định chính xác ranh giới sử dụng đất của từng chủ sử dụng. Riêng đối với khu vực đất đô thị, đất của các tổ chức, khu đất có giá trị kinh tế cao tại các điểm ngoặt, ở chỗ đoạn cong trên đường ranh giới sử dụng đất phải được đánh dấu mốc bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ.
Trường hợp thửa đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai mà trong giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất (mô tả các mốc ranh giới hoặc ghi kích thước từng cạnh thửa) với các thửa đất liền kề và hiện trạng đường ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có thì đường ranh giới thửa đất được xác định theo giấy tờ đó.
Trường hợp thửa đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai hoặc có một trong các loại giấy tờ đó nhưng không thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề hoặc hiện trạng đường ranh giới của thửa đất đã thay đổi so với đường ranh giới thể hiện trên giấy tờ đó thì việc xác định ranh giới thửa đất thực hiện như sau:
Đơn vị đo đạc lập bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính (gọi chung là đơn vị đo đạc) có trách nhiệm xem xét cụ thể về hiện trạng sử dụng đất, ý kiến của những người sử dụng đất liền kề để xác định và lập bản mô tả về ranh giới thửa đất (phụ lục 10); chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất cho những người sử dụng đất có chung ranh giới thửa đất và người nhận bản mô tả có trách nhiệm ký xác nhận về việc đã nhận bản mô tả này (phụ lục 10);
Sau mười (10) ngày kể từ ngày nhận được bản mô tả, nếu người nhận bản mô tả không có đơn tranh chấp về ranh giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đó.
Các cơ quan có trách nhiệm lập hồ sơ địa chính và giải quyết thủ tục hành chính về cấp Giấy chứng nhận không được buộc người làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lấy xác nhận của người sử dụng đất liền kề.
Trường hợp người sử dụng thửa đất liền kề vắng mặt dài ngày thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất đó cho Ủy ban nhân dân cấp xã để gửi cho người sử dụng đất liền kề.
Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết theo quy định của pháp luật đất đai và ranh giới thửa đất được đo đạc theo kết quả giải quyết tranh chấp đó.
Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng và đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp sử dụng đất thành hai (02) bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết.
Đối với khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản đã có bờ phân định các thửa, cho phép không cần lập bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất cho từng thửa đất, nhưng phải công bố công khai bản vẽ và lập Biên bản theo quy định ở khoản 3.9 Quy phạm này. Trường hợp đã lập biên bản xác định ranh giới sử dụng đất cho từng thửa đất thì không cần công bố công khai bản vẽ.
Trong qua trình đăng ký quyền sử dụng đất, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu ranh giới sử dụng đất không thay đổi thì bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất này là một trong các tài liệu của hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp có thay đổi về ranh giới sử dụng đất thì phải lập lại bản mô tả này.”
Để xác định việc đo đạc có chính xác hay không cần phải xác minh khi tiến hành thủ tục đo đạc thì cán bộ địa chính đã thực đúng và đầy đủ theo quy trình mà pháp luật đã quy định hay không? (có thực hiện xác định hiện trạng sử dụng đất, lấy ý kiến của những người sử dụng đất liền kề để xác đinh ranh giới hay không, và có thực hiện lập và chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất cho những người sử dụng để kí xác nhận theo quy định trên hay không…).
Nếu như có căn cứ cho rằng cán bộ địa chính không thực hiện đúng các thủ tục trên mà tự ý xác định luôn ranh giới thì bạn có thể khiếu nại hành vi hành chính này của cán bộ địa chính.
Thời hiệu khiếu nại hành vi hành chính là 90 ngày, kể từ ngày cá nhân, tổ chức biết được hành vi hành chính của Cơ quan nhà nước xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn về Quy trình đo đạc đất đai để giải quyết tranh chấp về ranh giới đất.. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn liên hệ bộ phận luật sư tư vấn luật Đất đai trực tuyến để được tư vấn.
2. Luật sư tư vấn
– Tư vấn về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
– Giải đáp thắc mắc về các khoản bồi thường khi bị thu hồi đất đối với trường hợp thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.
– Tư vấn về quyền về lối đi qua, quyền hưởng dụng bất động sản và các quyền khác liên quan đến bất động sản liền kề.