Cách xác định ranh giới thửa đất liền kề với nhau

Cách xác định ranh giới thửa đất liền kề với nhau. Ranh giới thửa đất được phân định quyền chiếm hữu và sử dụng đất của người sử dụng đất với người sử dụng đất liền kề đối với một mảnh đất nhất định. Ranh giới sử dụng đất đai được xác định bằng mốc giới cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất thực hiện khi giao đất, cho thuê đất trên thực địa, được ghi trong số quyết định giao đất, cho thuê đất và được mô tả trong hồ sơ địa chính. Thực hiện đo đạc trên thực địa, áp dụng các phương pháp lập bản mô tả nhằm mục đích lập bản đồ địa chính, bản đồ vẽ địa chính, kiểm tra, đánh giá những sự tranh chấp giữa các chủ sử dụng đất liền kề nhau theo diện tích thực tế và đáp ứng cho công tác tiến hành thực hiện vấn đề xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

I. Cách xác định ranh giới thửa đất liền kề với nhau

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Đất đai năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Nghị định số 43/2014/NĐ – CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Nghị định số 01/2017/NĐ – CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các trường hợp cần xác định ranh giới thửa đất

2. Về thẩm quyền xác định ranh giới thửa đất

Theo quy định cụ thể tại Điều 05 của Nghị định số 43/2014/NĐ – CP luật đất đai liền kề thì việc xác định ranh giới của một mảnh đất thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai. Theo đó, một trong những nhiệm vụ của Văn phòng đất đai được ghi nhận như sau: “đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Lưu ý: 

  • Địa bàn chưa thành lập Văn phòng thực hiện việc Đăng ký đất đai thì cơ quan có thẩm quyền tương đương là Văn phòng thực hiện việc Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện sẽ tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình và cá nhân;
  • Trong trường hợp có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban Nhân dân cấp xã. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ là Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi có bất động sản là cơ quan có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và chuyển  đến Văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền;
  • Địa phương đã thành lập văn phòng bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính thì việc tiến hành tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện thông qua bộ phận một cửa theo Quyết định của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh.

3. Hồ sơ đề nghị thực hiện xác định ranh giới đất liền kề

Hồ sơ được nộp tới Văn phòng đăng ký đất đai phải có đầy đủ những giấy tờ theo quy định của pháp luật. Theo đó, hồ sơ đề nghị thực hiện việc xác định ranh giới đất liền kề bao gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn tiến hành xác nhận việc đo đạc lại đất để cấp đổi Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cấp cho cá nhân, hộ gia đình hoặc Đơn xin đề nghị xác định diện tích đất ở theo quy định của Văn phòng đăng ký đất đai;
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được chứng thực tại Văn phòng công chứng đã có.

Lưu ý: Trong trường hợp hồ sơ mà không đủ điều kiện nhằm xác định ranh giới đất liền kề thì cơ quan tiếp nhận sẽ yêu cầu người chủ sử dụng đất bổ sung hồ sơ hoặc trả lại hồ sơ nhưng phải giải thích lý do bằng văn bản.

4. Trình tự để xác định gianh giới thửa đất

Để thực hiện việc xác định ranh giới thửa đất thì cần thực hiện theo các thủ tục sau đây:

Bước 01: Thủ tục về đo đạc diện tích và kê khai thửa đất

Văn phòng có chức năng và nhiệm vụ đăng ký quyền sử dụng đất sẽ căn cứ vào hồ sơ có liên quan và nội dung xác nhận của Ủy ban Nhân dân cấp xã, phường, thị trấn hoặc tương đương (sau đây gọi chung là Ủy ban Nhân dân cấp xã) tiến hành lập văn bản đo vẽ, lập hồ sơ địa chính theo quy định và tiến hành thông báo cho người chủ mảnh đất biết trước thời gian kiểm tra, đo đạc.

Sau khi ký vào văn bản đo vẽ, lập hồ sơ địa chính thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải cử người xuống kiểm tra, đo đạc mảnh đất ấy theo như lịch được thông báo với người chủ mảnh đất và lập một hồ sơ  địa chính như luật định. 

Bước 02: Nhận đo đạc và xác định ranh giới thửa đất

Sau khi nhận được thông báo về việc đến nhận kết quả đo thì người chủ mảnh đất đến thanh lý văn bản đo vẽ ký kết với người được Văn phòng đăng ký đất đai cử xuống và nhận hồ sơ xác định ranh giới thửa đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.


II. Hỏi đáp giải quyết tranh chấp đất đai về ranh giới, mốc giới đất

Tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 23/2014/TT- BTNMT quy định về giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính như sau:“ Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai”.

Theo đó, mốc ranh giới giữa các bất động sản được quản lý, lưu trữ tại hồ sơ địa chính. Theo thông tin mà bạn cung cấp thì hiện bạn đã được lập bản đồ địa chính và đã được cấp giấy đỏ hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vậy hiện tại, nếu muốn xác định lại ranh giới thửa đất của mình bạn có thể xin trích lục bản đồ địa chính tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp; đồng thời xem xét lại các văn bản, hồ sơ, giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của mình trước khi thực hiện bất cứ thỏa thuận nào.

Để ngăn chặn việc lấn chiến, bạn nên tiến hành xin đo đạc lại đất, bạn phải thực hiện theo trình tự thủ tục việc xin đo đạc lại đất theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Để xác định nhà bên cạng có lấn sang phần đất nhà mình hay thì bạn có thể nhờ một người trung gian đứng ra đo đạc và xác định mốc giới cho khách quan hoặc mời cán bộ địa chính xã phường đến đo đạc cụ thể hoặc mời công ty đo đạc về đo diện tích và xác định vị trí trên thực địa cho các bên. Thực tế có nhiều trường hợp diện tích đất thì đủ nhưng tọa độ thì không đúng, đến khi đo vẽ bằng phương tiện kỹ thuật chuyên môn thì mới phát hiện ra là các gia đình đó sử dụng đất đúng diện tích nhưng sai vị trí (nhà này lấn nhà khác, nhà thừa đất và nhà thiếu đất có thể không cạnh nhau). Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp diện tích đất trong GCN QSD đất và trên thực địa vênh nhau, thậm chí hình thể thửa đất giữa giấy tờ và thực tế cũng khác nhau (do có sai sót trong quá trình cấp GCN mà không được chỉnh lý kịp thời)…

Do vậy cách tốt nhất là các bên nên tự thỏa thuận với nhau để xác định mốc giới và diện tích đất (pháp luật cũng khuyến khích các bên thỏa thuận với nhau để giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự). Trong trường hợp có mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh thì các bên mới phải nhờ đến trung gian, hòa giải hoặc chính quyền can thiệp.

» Luật sư tư vấn luật đất đai

» Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Tư vấn xác định ranh giới thửa đất liền kề với nhau: