Hợp đồng là một trong những chế định quan trọng của Bộ luật dân sự và mỗi một ngành luật khác quy định về hợp đồng đều phải có sự thống nhất với pháp luật dân sự ngoài những quy định riêng. Do vậy, khi có hành vi vi phạm xảy ra thì việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng xây dựng không thể tránh khỏi. Vậy pháp luật quy định như thế nào, phải áp dụng ra sao trong lĩnh vực xây dựng, tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây!
Tư vấn trách nhiệm bồi thường thiệt hại thực hiện hợp đồng xây dựng
1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng xây dựng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng xây dựng được quy định trong Bộ luật dân sự, khi người gây ra hành vi vi phạm phải bồi thường thiệt hại nếu có đủ 03 căn cứ chính như sau:
- Có thiệt hại xảy ra, và thiệt hại định lượng được bằng vật chất
- Có hành vi vi phạm hợp đồng xây dựng hoặc hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra. (được quy định rõ trong hợp đồng hoặc theo căn cứ pháp luật xây dựng)
- Có căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận tại hợp đồng hoặc quy định trong văn bản pháp luật.
Như vậy, dựa trên 03 căn cứ này mà người bị thiệt hại phải có nghĩa vụ xuất trình chứng cứ chứng minh cho việc mình là chủ thể bị ảnh hưởng bởi việc thiệt hại từ hợp đồng xây dựng đó. Và mức bồi thường thiệt hại ưu tiên mức do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì sẽ dựa vào căn cứ pháp luật xây dựng quy định.
2. Quy định về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng xây dựng
Hiện nay, tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng, trong đó có nhiều điều khoản về việc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng xây dựng. Như sau:
- Bên nhận thầu thi công xây dựng công trình được quyền đòi bồi thường thiệt hại khi bên giao thầu chậm bàn giao mặt bằng và các thiệt hại khác do lỗi của bên giao thầu gây ra.
- Trong việc tạm dừng hợp đồng xây dựng: bên tạm dừng thực hiện hợp đồng không thông báo hoặc lý do tạm dừng không phù hợp với quy định của hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho phía bên kia.
- Bên tạm dừng thực hiện hợp đồng không thông báo hoặc lý do tạm dừng không phù hợp với quy định của hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho phía bên kia.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng xây dựng: Trường hợp, bên giao thầu thanh toán không đúng thời hạn và không đầy đủ theo thỏa thuận trong hợp đồng thì phải bồi thường cho bên nhận thầu theo lãi suất quá hạn do ngân hàng thương mại nơi bên nhận thầu mở tài khoản thanh toán công bố tương ứng với các thời kỳ chậm thanh toán.
Như vậy, nếu hợp đồng xây dựng là hợp đồng liên quan đến việc xác lập và quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và hợp đồng xây dựng giữa doanh nghiệp dự án PPP với các nhà thầu xây dựng thực hiện các gói thầu thuộc dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (gọi tắt là dự án PPP) thì căn cứ áp dụng theo quy định trên.
Ngoài ra, việc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng (các nội dung như quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện nội dung trong hợp đồng) thì sẽ căn cứ vào nội dung của hợp đồng xây dựng để xác định anh nhé. Thông thường, nghĩa vụ này sẽ chấm dứt khi các bên đã thực hiện xong hợp đồng (khi đã có biên bản thanh lý/ chấm dứt hợp đồng).