Tư vấn các trường hợp cần lập vi bằng làm bằng chứng

Tư vấn các trường hợp cần lập vi bằng làm bằng chứng. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức để ghi nhận sự kiện hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác, trừ các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm. Sau đó, Thừa phát phải gửi Sở Tư Pháp thì vi bằng mới hợp lệ. Tư vấn lập vi bằng làm bằng chứng cứ.

Tư vấn các trường hợp lập vi bằng làm bằng chứng cứ

1. Vì sao nên lập vi bằng?

Giá trị của vi bằng là chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án, là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Khi cá nhân, tổ chức có nhu cầu ghi nhận một sự việc để làm căn cứ pháp luật cần liên hệ với thừa phát lại để tiến hành các thủ tục lập vi bằng. 

2. Các trường hợp nên lập vi bằng làm chứng cứ

Mặc dù pháp luật không quy định các trường hợp cụ thể nào nên lập vi bằng, tuy nhiên theo khuyến nghị của Bộ Tư pháp cũng như trên thực tế, một số trường hợp sau nên được lập vi bằng: 

2.1. Xác nhận các giao dịch liên quan đến nhà đất

– Ghi nhận tình trạng của bất động sản liền kề; ghi nhận tình trạng nhà đất trước khi thuê, mua; ghi nhận tình trạng nhà đất bị lấn chiếm;…

– Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà

– Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê

– Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm

– Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình

– Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật

2.2. Xác nhận các giao dịch liên quan đến tài sản

Ghi nhận mức độ thiệt hại của tài sản; ghi nhận việc giao, nhận tiền và các giấy tờ liên quan đến tài sản; ghi nhận sự kiện phân chia tài sản;…

– Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế

– Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra

2.3. Xác nhận các giao dịch liên quan đến lĩnh vực kinh doanh

Ghi nhận cuộc họp nội bộ; ghi nhận việc góp vốn, chuyển nhượng cổ phần; ghi nhận việc thanh lý hợp đồng;…

– Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông

– Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng 13 Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh

– Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại

– Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình

– Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu

– Xác nhận mức độ ô nhiễm….

2.4. Xác nhận các giao dịch không thuộc thẩm quyền công chứng

Các giao dịch không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp

– Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện

2.5. Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền

Đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống….

Ngoài các trường hợp không được lập vi bằng theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP thì các sự kiện và hành vi có thật trong đời sống đều có thể được lập vi bằng.

Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP: 

Theo đó, vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác. 

Tư vấn các trường hợp cần lập vi bằng làm bằng chứng cứ: