Toàn bộ thời hiệu khởi kiện Dân sự, Hành chính, Thương mại

Toàn bộ thời hiệu khởi kiện Dân sự, Hành chính, Thương mại. Khi quyền lợi và lợi ích của cá nhân, tổ chức bị xâm, để được pháp luật bảo vệ thì từng lĩnh vực sẽ được pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội mà lợi ích và quyền bị xâm hại. Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền lợi luôn phải tuân thủ quy định về thời hiệu cụ thể với từng lĩnh vực cụ thể sau đây. 

Toàn bộ thời hiệu khởi kiện Dân sự, Hành chính, Thương mại

» Luật sư tranh tụng vụ án dân sự

1. Trường hợp không áp dụng thời hiệu, không tính thời hiệu

– Các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện:

Tại Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015 có nêu rõ, các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện bao gồm:

  1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
  2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
  4. Trường hợp khác do luật quy định.

– Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng dân sự:

Căn cứ theo Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

  • Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

  • Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.

Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
  1. Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
  2. Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

2. Thời hiệu khởi kiện trong Dân sự

Là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện

* Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng

– 3 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. (Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015)

* Tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

2 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập (Điều 132 BLDS 2015)

* Khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

– 3 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm
– Yêu cầu nhà nước bồi thường là 3 năm (Khoản 1,2 Điều 5 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017)
– Khởi kện yêu cầu thiệt hại người thứ 3 ở mặt đất là 2 năm (Điều 186 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006)
– Bồi thường thiệt hại đa va là 2 năm (Điều 290 Bộ luật hàng hải năm 2015)

* Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản

– 30 năm đối với bất động sản,
– 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế

* Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác 
– 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

* Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại
– 3 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

* Yêu cầy giải quyết tranh chấp khám chữa bệnh

– 5 năm (khoản 3 Điều 80 Luật khám chữa bệnh 2009)

* Khởi kiện hợp đồng bảo hiểm

– 3 năm (Điều 30 luật inh doanh bảo hiểm năm 2000, sd,bs 2010)

* Thuế

– Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế là 02 năm Kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện

– Thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn là 05 năm (Điều 110 Luật Quản lý thuế 2006 sửa đổi, bổ sung 2012)

Chú ý: 4 trường hợp sau đây không áp dụng thời hiệu khởi kiện:

1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
4. Trường hợp khác do luật quy định.

3. Thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp Thương mại

Thời hiệu khởi kiện áp dụng là 02 năm (hai năm), kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng. (điểm e khoản 1 Điều 237 Luật Thương mại 2005)

4. Thời hiệu khởi kiện đối với các vụ án Hành chính

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

– 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

– 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

– Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.

Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.

Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.

Xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm: 

– Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

– Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

Trong thời hạn nêu trên mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Trừ các trường hợp sau:

Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

(Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)

5. Thời hạn khiếu nại

Khiếu nại là 90 ngày Kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính (Điều 9 Luật Khiếu nại 2011)

» Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính

» Thời hiệu khởi kiện của Bộ luật TTDS 2015 và BLDS 2015