Tình huống bất ngờ được miễn trách nhiệm hình sự trong tai nạn giao thông

Tình huống bất ngờ trong tai nạn giao thông được miễn trách nhiệm hình sự. Khi tham gia giao thông đường bộ, thì tình huống bất ngờ khi tham gia giao thông có thể xẩy ra. Vậy tình huống bất ngờ được hiểu như thế nào? Gặp tình huống bất ngờ mà gây tai nạn giao thông có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Tình huống bất ngờ được miễn trách nhiệm hình sự trong tai nạn giao thông

1. Tình huống bất ngờ trong tai nạn giao thông là gì?

Tình huống bất ngờ trong tai nạn giao thông có thể hiểu, trong quá trình tham gia giao thông, người tham gia không thấy trước được những sự việc bất ngờ xảy ra, hay cũng không buộc phải thấy trước được hậu quả của hành vi đó, trong trường hợp do tình huống bất ngờ mà gây ra tai nạn giao thông thì người thực hiện hành vi đó sẽ được miễn trừ trách nhiệm hình sự. Tình huống bất ngờ xảy ra do nhiều nguyên nhân: Do hoàn cảnh khách quan hoặc do sự chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông.

Ví dụ: Trường hợp anh A đang điều khiển phương tiện giao thông trên làn đường của mình với tốc độ đúng quy định, đi đúng phần đường, làn đường thì có một xe máy của B đi nhanh tạt ngang qua xe của A, khiến B điều khiển chiếc xe máy bị ngã ra đường và thương tích vùng tay, cũng vào lúc này anh A không may va chạm vào chiếc xe đạp bên cạnh khiến người phụ nữ C trên xe ngã xuống đầu đập xuống đường thương tích. Anh A kịp thời gọi xe cứu thương và đỡ chị đi xe máy ngồi dậy và gọi cả người nhà của C. 

2. Tình huống bất ngờ trong tai nạn giao thông sẽ xử lý như thế nào?

Việc gây tai nạn giao thông trong tình huống bất ngờ có thể bị xử phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường về mặt dân sự, để đưa ra biện pháp xử lý công minh, đúng quy định pháp luật cần phải dựa vào nhiều yếu tố. 

Khi gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015:

“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào gây tai nạn cũng phải chịu chế tài hình sự theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP như sau:

Hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự cũ bây giờ đã thay thế tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản.

Còn cự kiện bất ngờ được quy định cụ thể tại Điều 20 của Bộ luật hình sự như sau:

Điều 20. Sự kiện bất ngờ

“Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Do đó, khi điều khiển phương tiện giao thông mà xảy ra tai nạn giao thông nhưng do tình huống bất ngờ xảy ra, bên cạnh đó người tham gia giao thông điều khiển phương tiện đúng quy định của Luật giao thông đường bộ thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Họ chỉ chịu trách nhiệm hình sự khi họ vi phạm về luật giao thông đường bộ và gây tai nạn với lỗi cố ý, hoặc nếu vô ý thì họ phải thấy được trước hậu quả của hành vi mình gây ra.
Ngoài ra, người phạm tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông theo khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu người phạm tội đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả.

Ngoài hai hình thức xử lý trên, người thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông, hoặc trong tình huống bất ngờ gây tai nạn giao thông có thể phải bồi thường về mặt dân sự, trong đó, căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.” 

Trong trường hợp nếu biết được là tình huống bất ngờ mà các cơ quan có thẩm quyền vẫn truy tố mình thì bạn nên nhờ luật sư để bảo vệ cho mình. 

» Luật sư bào chữa tội giao thông

» Lỗi nào được miễn trừ khi tai nạn giao thông?