Cơ quan nào có thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự?

Cơ quan nào có thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự? Miễn trách nhiệm hình sự là quy định quan trọng được ghi nhận tại Điều 29 Bộ luật Hình sự. Đây là trường hợp một người đã thực hiện tội phạm nhưng do đáp ứng các điều kiện nhất định mà không phải chịu hậu quả của việc thực hiện tội phạm đó.  

Cơ quan nào có thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự?

1. Thế nào là miễn trách nhiệm hình sự?

Trong các giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án xem xét quyết định bị can, bị cáo không phải chịu trách nhiệm hình sự, nếu trong quá trình điều tra, truy tố hoặc xét xử, xét thấy hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa và không cần buộc họ phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất mà vẫn đảm bảo yêu cầu phòng, chống tội phạm.

Theo đó, việc miễn trách nhiệm hình sự được thể hiện qua các văn bản tố tụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành như:

– Quyết định đình chỉ điều tra vụ án;

– Quyết định đình chỉ vụ án;

– Bản án của Tòa án trong đó có ghi nhận nội dung miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo.

Miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại các Điều 16 Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, Điều 29 Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự, khoản 2 Điều 91 Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, khoản 4 Điều 110 Tội gián điệp của Bộ luật Hình sự 2015. 

2. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

2.1. Người phạm tội đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự

Căn cứ khoản 1 Điều 29 Bộ luật hình sự 2015 thì người phạm tội đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

 

  • Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
  • Khi có quyết định đại xá.

2.2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự

Căn cứ xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự

Khoản 2, 3 Điều Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

  • Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
  • Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
  • Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. 

3. Miễn trách nhiệm hình sự có phải là không phạm tội?

Cơ sở của miễn trách nhiệm hình sự cũng xuất phát từ cơ sở của trách nhiệm hình sự, tức là hành vi phạm tội của người phạm tội, song do có những điều kiện mà luật định để có thể được miễn trách nhiệm nên người phạm tội trong trường hợp dó được miễn trách nhiệm hình sự. Như vậy miễn trách nhiệm hình sự chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội. Không thể miễn trách nhiệm hình sự đối với người không phạm tội hoặc không đủ căn cứ để xác định được hành vi của người đó là hành vi phạm tội.

Miễn trách nhiệm hình sự còn được áp dụng đối với “trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm” hoặc “khi có quyết định đại xá”. Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự 2015 thì miễn trách nhiệm hình sự là việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho người phạm tội “nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”. 

Như vậy, người được miễn trách nhiệm hình sự là người có hành vi phạm tội nhưng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp nhất định chứ không phải người không phạm tội. Việc miễn trách nhiệm hình sự của từng giai đoạn của vụ án, có thể do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án áp dụng. 

» Luật sư bào chữa vụ án hình sự

» Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng