Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự tại tòa án nhân dân cấp huyện

Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự tại tòa án nhân dân cấp huyện. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân huyện có thẩm quyền giải quyết vụ án, kèm theo tài liệu, chứng cứ liên quan.

1. Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án huyện
Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện, kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án huyện có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân huyện. Người nộp hồ sơ có thể tự mình nộp đơn hoặc ủy quyền có công chứng, chứng thực cho người khác nộp hộ.
b) Gửi đến Tòa án Cầu Giấy theo đường dịch vụ bưu chính về địa chỉ Tòa án nhân dân huyện, thị trấn Liên Quan, quận/ huyện, thành phố…
c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

» Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

2. Thành phần số lượng hồ sơ.
– Đơn khởi kiện.
– Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao y) nếu là cá nhân;
– Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp nếu là pháp nhân.

Tùy loại vụ việc mà có thêm các tài liệu sau:
– Vụ án dân sự, kinh tế: giấy tờ nhà, đất, hợp đồng, di chúc…
– Vụ án hôn nhân gia đình:
+ Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện.
+ Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).
+ Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
+ Vụ án lao động:
+ Hợp đồng lao động.
+ Quyết định chấm dứt HĐ lao động hoặc quyết định sa thải, thông báo cho nghỉ việc;
+ Quyết định, biên bản hòa giải của hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp quận, huyện của Hội đồng hòa giải cấp cơ sở hoặc của hội đồng trọng tài lao động thành phố đối với những trường hợp tranh chấp lao động tập thể;
+ Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có)…

Lưu ý: Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc

3. Thời hạn giải quyết
– Thời hạn xem xét đơn khởi kiện.
+ Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Tòa án nhân dân huyện phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

– Thời hạn giải quyết vụ việc.
+ Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định như sau:
a) Đối với các vụ án dân sự và hôn nhân gia đình thì thời hạn giải quyết là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
b) Đối với các vụ án kinh doanh thương mại và lao động thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

c, Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

4. Án phí
– Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch: 300.000 đồng.
– Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại không có giá ngạch: 3.000.000 đồng.
– Án phí đối với các vụ án dân sự có giá ngạch:
a, từ 6.000.000 đồng trở xuống: 300.000 đồng
b, Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp
c, Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d, Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
đ, Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng
e, Từ trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

» Luật sư tư vấn luật dân sự

» Luật sư tranh tụng vụ án dân sự