Thời hạn nộp đơn đề nghị giám đốc thẩm cần lưu ý? Việc nộp đơn đề nghị xem xét giám đốc thẩm bản án đã cơ hiệu lực pháp luật là rất quan trọng, nếu người nộp đơn không nắm được được quy đinh về thười hạn sẽ dẫn đến mất quyền đề nghị xem xét thủ tục Giám đốc thẩm. Cần phân biệt thời hạn đương sự gửi đơn đề nghị giám đốc thẩm với thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm. Nhiều người vẫn lầm tưởng về 2 loại thời hạn này dẫn đến mất quyền nộp đơn.
Tư vấn thời hạn đương sự gửi đơn đề nghị giám đốc thẩm
1. Thời hạn nộp đơn đề nghị giám đốc thẩm
Khi phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm tại điều Điều 327 BLTTDS năm 2015:
1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này.”
2. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 334 BLTTDS 2015:
1. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:
a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;
b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.
Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.
Như vậy, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật gồm có thời hạn gửi đơn; thời hạn kháng nghị:
– Thời hạn người gửi Đơn đề nghị giám đốc thẩm là 1 năm.
– Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 03 năm, nếu đồng ý với Đơn, Chánh án/Viện trưởng sẽ ra “Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm” (trong thời hạn 3 – 5 năm).