Tham gia bảo hiểm xã hội có bắt buộc không?

Tham gia bảo hiểm xã hội có bắt buộc không? Việc trốn đóng bảo hiểm xã hội sẽ có hệ quả như thế nào? Có bị xử phạt hoặc truy thu bảo hiểm xã hội khi trốn đóng bảo hiểm xã hội hay không? mức đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu phần trăm?… Đây là các vấn đề được nhiều người lao động quan tâm khi giao kết hợp đồng lao động.

Không tham gia bảo hiểm xã hội có được không?

1. Luật sư tư vấn về quy định đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đóng bảo hiểm xã hội vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của người lao động. Khi tham gia thị trường lao động, việc đóng các loại bảo hiểm theo quy định sẽ đảm bảo cho người lao động các quyền lợi về y tế, trợ cấp thất nghiệp, … góp phần bảo vệ lợi ích cho họ. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người lao động chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Nội dung tư vấn giải đáp các vấn đề sau:

– Quy định về đóng bảo hiểm xã hội của Luật Bảo hiểm xã hội;

– Chế tài xử phạt khi trốn đóng bảo hiểm xã hội;

– Tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến pháp luật Bảo hiểm xã hội.

2. Hỏi về đóng bảo hiểm xã hội của người lao động

Chào Luật sư, tôi vừa mới xong 2 tháng thử việc tại một doanh nghiệp. Nay, trường ký hợp đồng với tôi nhưng tôi có nguyện vọng là không muốn tham gia vào bất kì bảo hiểm nào cả, xét về luật lao động thì tôi có được quyền không tham gia bảo hiểm khi ký hợp đồng không ạ? Và cho tôi hỏi thêm là, người lao động cần phải đóng những loại bảo hiểm nào khi ký hợp đồng và việc tham gia hay không tham gia đóng bảo hiểm có được không?

Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì hiện tại bạn là lao động theo chế độ hợp đồng của một doanh nghiệp. Theo pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội có quy định cụ thể về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

…”.

Căn cứ theo quy định trên thì tất cả những hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên thì đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Nếu như không tham gia BHXH bắt buộc thì khi có thanh tra kiểm tra, đơn vị mà bạn đang công tác sẽ chắc chắn bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi thỏa thuận đối với người lao động về việc không đóng BHXH theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Do đó, đơn vị của bạn sẽ không đồng ý về việc bạn không đóng BHXH bắt buộc.

Tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Mức đóng BHXH bắt buộc

Căn cứ điểm 1.1 khoản 1 Điều 5 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định như sau:

“Điều 5. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

1. Mức đóng và trách nhiệm đóng của người lao động

1.1. Người lao động quy định tại Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

2. Mức đóng và trách nhiệm đóng của đơn vị

2.1. Đơn vị hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.”

Theo quy định trên, mức đóng BHXH bắt buộc cho bạn và người sử dụng lao động được xác định như sau:

+) Người lao động: đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

+) Người sử dụng lao động: đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; và 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

– Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Tại khoản 1 Điều 44 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau:

“Điều 44. Mức đóng, nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng tối đa 1% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại Điều 43 của Luật này vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.”

Ngoài ra, tại Điều 22 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định:

Điều 22. Mức đóng và phương thức đóng theo quy định tại Điều 44 Luật An toàn, Vệ sinh lao động các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

1. Từ ngày 01/6/2017, người sử dụng lao động hằng tháng đóng bằng 0,5% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 21.

Như vậy, từ ngày 01/6/2017, hàng tháng người sử dụng lao động đóng bằng 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Mức đóng BHYT

Căn cứ  khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định như sau:

“Điều 18. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.”

Theo quy định trên, mức đóng BHYT được xác định như sau:

+) Người sử dụng lao động  : đóng 3% mức tiền lương tháng đóng BHYT

+) Người lao động : đóng 1,5%  mức tiền lương tháng đóng BHYT

– Mức đóng BHTN

Căn cứ Điều 14 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định:

“Điều 14. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

2. Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN”.

Theo quy định trên, mức đóng BHTN cho người lao động, người sử dụng lao động được xác định như sau:

+) Người lao động: đóng bằng 1% tiền lương tháng

+) Người sử dụng lao động: đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của người lao động.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tổng mức đóng bảo hiểm hàng tháng là 32%. Trong đó, mức đóng của người lao động là 10,5%, mức đóng của người sử dụng lao động là 21,5 %.

» Tư vấn luật bảo hiểm xã hội

» Luật sư giải quyết tranh chấp lao động

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo