Thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông đường bộ của lực lượng cảnh sát giao thông và các lực lượng công an khác. Những lực lượng coa quan nào có thể ra quyết định xử lý hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Mục lục bài viết
- I. Thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của các lực lượng cảnh sát
- II. Hình thức xử phạt vi phạm giao thông được tiến hành
I. Thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của các lực lượng cảnh sát
Ngoài cảnh sát giao thông có quyền xử phạt vi phạm giao thông còn có các lực lượng khác.
1. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát giao thông
Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định, CSGT có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm được quy định như sau:
– Tất cả các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ được quy định trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
– Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
2. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng cảnh sát khác
Theo Thông tư 01/2016/TT-BCA, các lực lượng cảnh sát khác được phép xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:
– Cảnh sát trật tự
– Cảnh sát phản ứng nhanh
– Cảnh sát cơ động
– Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
– Công an phụ trách xã, Công an phường
– Công an xã (Công an xã, Công an thị trấn nơi chưa bố trí tổ chức Công an chính quy)
Những lực lượng công an khác như trên có nhiệm vụ và thẩm quyền sau:
– Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có CSGT đường bộ đi cùng.
Theo đó, khi không có CSGT đường bộ đi cùng, các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình.
II. Hình thức xử phạt vi phạm giao thông được tiến hành
Thẩm quyền đưa ra hình thức xử phạt của những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông được quy định tại Nghị định 46/2016 như sau:
1. Chiến sĩ Công an đang thi hành công vụ
– Phạt cảnh cáo
– Phạt tiền đến 400.000 đồng
2. Trạm trưởng, Đội trưởng đội cảnh sát
– Phạt cảnh cáo
– Phạt tiền đến 1.200.000 đồng
3. Trưởng Công an cấp xã; Trưởng đồn Công an; Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất
– Phạt cảnh cáo
– Phạt tiền đến 2.000.000 đồng
– Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không quá 2.000.000 đồng
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng các phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên
– Phạt cảnh cáo
– Phạt tiền đến 8.000.000 đồng
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không quá 8.000.000 đồng
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh
– Phạt cảnh cáo
– Phạt tiền đến 20.000.000 đồng
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không quá 20.000.000 đồng
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
– Phạt cảnh cáo
– Phạt tiền đến 40.000.000 đồng
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
» Mức phạt các lỗi giao thông thường gặp theo Nghị định 100/NĐ-CP