Phân biệt Bảo hiểm xã hội bắt buộc và BHXH tự nguyện

Phân biệt Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và BHXH tự nguyện đều là hai loại hình BHXH được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành. Vậy sự khác nhau giữa hai loại hình bảo hiểm này là gì?

Tiêu chí

BHXH bắt buộc

BHXH tự nguyện

Căn cứ pháp lý

Chương III của Luật BHXH 2014

Chương IV của Luật BHXH 2014

Đối tượng tham gia

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;
– Cán bộ, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân, quân đội nhân dân;
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã phường, thị trấn;
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

– Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Các chế độ

BHXH bắt buộc có các chế độ:
– Ốm đau;
– Thai sản;
– Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Hưu trí;
– Tử tuất;

BHXH tự nguyện có các chế độ:
– Hưu trí
– Tử tuất

Trách nhiệm đóng

Khi tham gia BHXH bắt buộc, người sử dụng lao động và người lao động cùng có trách nhiệm đóng BHXH.

Khi tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia tự đăng ký tham gia tại cơ quan BHXH.

Mức đóng hàng tháng

– Người lao động đóng 9% mức lương đóng BHXH vào Quỹ BHXH và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
– Người sử dụng lao động đóng 18,5% mức lương đóng BHXH vào Quỹ BHXH và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

– Người lao động đóng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn, tối đa không quá 20% mức lương cơ sở.

 

Phương thức đóng

Đóng theo một trong các phương thức:
– 3 tháng
– 6 tháng
– 12 tháng
– Đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Đóng theo một trong các phương thức:
– Hàng tháng
– 3 tháng
– 6 tháng
– 12 tháng
– Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hàng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hàng tháng.