Các bước khai nhận di sản thừa kế. Nhận tài sản của người lập di chúc để lại như thế nào? Khai nhận và phân chia di sản thừa kế là một thủ tục cần thiết sau khi mở thừa kế. Đây là một thủ tục khá phức tạp, có nhiều giai đoạn, các bước thực hiện. Dưới đây là tổng hợp các bước cơ bản.
Các bước khai nhận di sản thừa kế
» Thủ tục khai nhận di sản thừa kế
1. Quy trình thực hiện khai nhận di sản thừa kế theo các bước sau:
Bước 1: Xác định di sản thừa kế và diện thừa kế
Bước 2: Thông báo và niêm yết về việc mở thừa kế
Bước 3: Xác lập Văn bản thỏa thuận về phân chia di sản thừa kế Sau khi nhận được thông báo niêm yết về việc mở thừa kế, những người thuộc diện thừa kế tiến hành thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế tại phòng công chứng.
Bước 4: Phân chia di sản thừa kế Thực hiện thủ tục tại Văn phòng nhà đất:
– Nộp hồ sơ tại Bộ phận 1 cửa, nhận phiếu hẹn trả lời kết quả;
– Đến nhận thông báo thuế tại bộ phận một cửa;
– Nộp tiền thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ theo nội dung thông báo thuế tại Kho bạc nhà nước;
– Nộp lại hồ sơ tại bộ phận 1 cửa Văn phòng nhà đất, nhận phiếu hẹn;
– Nhận Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất.
2. Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị cho việc nhận di sản thừa kế
* Hồ sơ pháp lý các bên khai nhận di sản thừa kế:
– CMND hoặc hộ chiếu (bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực) của từng người
– Hộ khẩu (bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực)
– Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân (bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực)
– Hợp đồng ủy quyền (02 bản sao có chứng thực), giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện)
– Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế
– 02 Văn bản khai nhận thừa kế (đã được công chứng)
* Hồ sơ pháp lý của người đề lại di sản thừa kế
– Giấy chứng tử (bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực).
– Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân (bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực)
– Di chúc (nếu có)
* Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế
– Một trong các loại Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng/quyền sở hữu như sau: (01 Bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực)
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở,
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở (bản chính kèm 02 bản sao có chứng thực);
+ Giấy phép mua bán, chuyển dịch nhà cửa
+ Giấy tờ hợp thức hóa do UBND quận/huyện cấp.
+ Giấy phép xây dựng (nếu có)
– Bản Hồ sơ kỹ thuật thửa đất do cơ quan có chức năng đo đạc lập
– Đơn cấp lại (nếu cấp lại sổ đỏ)
Luật sư tư vấn các bước khai nhận di sản thừa kế: