Phân biệt đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng

Phân biệt đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng. Cần làm rõ đơn phương chấm dứt hợp đồng là gì? Hủy bỏ hợp đồng là gì? Điểm giống và khác nhau giữa hai hình thức này. Tuy có điểm chung nhất định nhưng việc phát sinh và hành vi dẫn đến phát sinh lại khác nhau. 

Phân biệt chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng

Đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng nhiều người vẫn nhầm lẫn là giống nhau vì hợp đồng sẽ không được thực hiện. Nhưng bản chất và hậu quả pháp lý của hai hành vi này lại khác nhau. 

1. Điểm giống nhau giữa chấm dứt và huỷ bỏ hợp đồng

Hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng có những điểm giống nhau như sau:

– Đều là hành vi pháp lý của một bên trong hợp đồng làm căn cứ chấm dứt hợp đồng khi có những điều kiện do pháp luật quy định hoặc các bên có thỏa thuận.

– Bên hủy bỏ, đơn phương chấm dứt phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

– Đều có hậu quả là kết thúc việc thực hiện hợp đồng

– Do một bên thực hiện

– Chỉ không phải bồi thường khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng. Đây cũng là điều kiện để áp dụng việc hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng.

2. Điểm khác nhau giữa huỷ bỏ hợp đồng và chấm dứt hợp đồng

2.1. Căn cứ pháp lý

– Hủy bỏ hợp đồng: Điều 423 Bộ luật dân sự 2015

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng: Điều 428 Bộ luật dân sự 2015

2.2. Các trường hợp hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt

– Hủy bỏ hợp đồng: Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

+ Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;

+ Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;

+ Trường hợp khác do luật quy định.

Như vậy, có 03 trường hợp dẫn đến hủy bỏ hợp đồng cụ thể như sau: Do chậm thực hiện nghĩa vụ; Do không có khả năng làm; Do tài sản bị hư hại, bị hỏng, bị mất.

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng

+ Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng: Khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng; Do hai bên thỏa thuận; Do pháp luật quy định

2.3. Điều kiện áp dụng

– Hủy bỏ hợp đồng

+ Một bên vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;

+ Một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;

+ Các trường hợp pháp luật có quy định, như: Chậm thực hiện nghĩa vụ, hợp đồng không có khả năng thực hiện, tài sản bị mất, hư hỏng

Như vậy điều kiện áp dụng để hủy bỏ hợp đồng phải có sự vi phạm hợp đồng.

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng

+ Một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Có nghĩa là, đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể dựa trên sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật mà không cần xuất phát từ sự vi phạm hợp đồng.

+ Không bắt buộc phải có sự vi phạm hợp đồng bởi hai bên có thể thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.

2.4. Hậu quả pháp lý

– Hủy bỏ hợp đồng

+ Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận

+ Hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ đi chi phí

Như vậy, Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận. Có nghĩa là, hợp đồng coi như không tồn tại từ trước. Hợp đồng sẽ bị tiêu hủy, hủy bỏ hoàn toàn. Các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng

+ Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Hợp đồng có hiệu lực cho đến thời điểm thông báo chấm dứt. Hợp đồng dừng thực hiện và chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

+ Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện. 

» Án lệ só 43 về đơn phương chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng

» Các trường hợp bất khả kháng trong thực hiện hợp đồng