Nồng độ cồn bao nhiêu bị bảo hiểm từ chối khi tham gia giao thông, Chính phủ đã ban hành Nghị định 03/2021 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Theo đó, đơn vị bảo hiểm sẽ từ chối bồi thường thiệt hại với tài xế lái xe khi trong hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy.
Mục lục bài viết
Tư vấn nồng độ cồn bao nhiêu bị bảo hiểm từ chối
1. Trường hợp được thanh toán bảo hiểm
Theo Nghị định 03/2021 không có quy định cụ thể tài xế có nồng độ cồn bao nhiêu hoặc nồng độ cồn xuất phát từ nguyên nhân nào sẽ bị từ chối bồi thường bảo hiểm. Đây là vướng mắc cần có hướng dẫn cụ thể hơn từ cơ quan chức năng.
Theo Danh mục quy trình kỹ thuật chuyên ngành hóa sinh ban hành kèm theo Quyết định số 320/QĐ-BYT ngày 23/1/2014 của Bộ Y tế định có quy định về định lượng Ethanol (định lượng nồng độ cồn) trong máu. Tại điểm IV “nhận định kết quả” có ghi:
– Trị số bình thường: < 10,9 mmol/l (tương đương 50 mg/100 ml).
– Ethanol từ 10,9 – 21,7 mmol/l: Biểu hiện đỏ mặt, nôn mửa, phản xạ chậm chạp, giảm nhạy bén; từ 21,7 mmol/l: Biểu hiện ức chế thần kinh trung ương; từ 86,8 mmol/l: Có thể gây nguy hại cho tính mạng.
Đây là sự phân loại các ngưỡng nồng độ cồn tương ứng với mức độ biểu hiện ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng theo chuyên môn y tế.
Mức <10,9 mmol/l là biểu thị kết quả có nồng độ cồn (etanol) trong máu nhưng ở mức nhỏ hơn 10,9 mmol/l (tương đương 50 ml/100 ml máu), không đồng nghĩa với cách hiểu “cho phép trong máu có cồn dưới 0.5023 mg/ml máu” hay “coi đó là cồn tự nhiên trong cơ thể”.
Trị số bình thường này cũng được ghi nhận trong phiếu trả lời kết quả xét nghiệm mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 26/2014 của Bộ Công an và Bộ Y tế quy định về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Nguyên nhân trong cơ thể một người bình thường dù không uống rượu bia đều có nồng độ cồn trong máu ở mức dưới ngưỡng này được nhiều bác sỹ, chuyên gia khẳng định là do ăn uống, sinh hoạt và các chất tự nhiên trong máu.
Do đó, nếu tài xế có chỉ số nồng độ cồn vượt ngưỡng trị số bình thường, cơ quan bảo hiểm có đầy đủ cơ sở để từ chối bồi thường bảo hiểm theo quy định tại khoản khoản 5 Điều 13 Nghị định số 03/2021 của Chính phủ”.
2. Trường hợp không được thanh toán bảo hiểm
Nồng độ cồn trong máu của tài xế vượt quá 10,9 mmol/L (tương đương 50,23 mg/dl hoặc 0,5023 mg/ml), cơ quan bảo hiểm sẽ có đầy đủ cơ sở để từ chối bồi thường.
Nếu tài xế có chỉ số nồng độ cồn dưới ngưỡng trị số bình thường, cơ quan bảo hiểm khi từ chối bồi thường phải chứng minh được việc tài xế có nồng độ cồn là do uống rượu, bia, đồ uống có cồn và không phải do các nguyên nhân tự nhiên.
3. Cách xử lý khi không được cơ quan bảo hiểm không chi trả
Trong trường hợp này tài xế cũng cần thu thập tài liệu để chứng minh với cơ quan bảo hiểm việc cơ thể có nồng độ cồn không đến từ nguyên nhân sử dụng rượu, bia hay đồ uống có cồn khác. Trường hợp có nồng độ cồn trong máu tự nhiên, tài xế có thể đi xét nghiệm nồng độ cồn trong máu tại các bệnh viện khi tai nạn xảy ra. Sau đó, tài xế cần xét nghiệm lại trong trạng thái cơ thể hoàn toàn bình thường để làm tài liệu so sánh.
Đối với trường hợp tài xế có nồng độ cồn trong máu tự nhiên với ngưỡng trị số bình thường, khách hàng cần căn cứ vào quy định tại Khoản 3 Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi của mình khi công ty bảo hiểm từ chối bồi thường thiệt hại. Cụ thể, tại điểm a khoản này, quy định không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp “Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý”.
Trường hợp không được cơ quan bảo hiểm chấp thuận, tài xế bị từ chối bồi thường bảo hiểm có thể gửi đơn khiếu nại, phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm hoặc gửi đơn khởi kiện cơ quan bảo hiểm tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự để được bảo vệ quyền lợi.