Mời luật sư bào chữa giai đoạn phúc thẩm

Mời luật sư bào chữa giai đoạn phúc thẩm. Khách hàng cần bào chữa tại giai đoạn phúc thẩm thì cần chuổn bị các bước sau:
1- Người đến gặp luật sư:
+ Nếu bị cáo không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt tạm giam hoặc bị cấm đi khỏi nơi cư trú thì bị cáo trực tiếp đến mời
+ Trường hợp khác thì người thân là cha hoặc mẹ, vợ hoặc chồng hoặc con đến làm thủ tục mời Luật sư bào chữa vụ án hình sự.
2- Giấy tờ cần mang theo:
+ Khi đến khách hàng cần đem theo Chứng minh nhân dân và các tài liệu giấy tờ liên quan đến vụ án nếu có, ví dụ bản án sơ thẩm, các tài liệu điều tra trước đó…
Luật sư xác định đã kháng cáo chưa, lưu ý người thân không được quyền làm đơn kháng cáo thay cho bị cáo mà việc này bị cáo phải trực tiếp thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
+ Trường hợp khách hàng là người thân và bị cáo bị tạm giam nên không chắc chắn về việc đã kháng cáo chưa thì luật sư giải thích là ngay khi tuyên án sơ thẩm, tòa án đã giải thích quyền của bị cáo được kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày. Ngoài ra khi bị giam giữ thông thường bị cáo cũng được những người giam giữ cùng hoặc cán bộ trại giam giải thích cho biết về quyền được kháng cáo bản án sơ thẩm.

+ Nếu gia đình vẫn chưa thật yên tâm thì luật sư cần hướng dẫn gia đình thăm gặp và nhắc nhở về việc kháng cáo.

+ Luật sư xem xét các tài liệu và lắng nghe khách hàng trao đổi về vụ án, định hình các công việc sẽ thực hiện và thông báo mức phí thù lao. Trường hợp khách hàng đồng ý thì hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý.

3- Các công việc luật sư thực hiện trong giai đoạn phúc thẩm:
– Làm thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa, hồ sơ gồm thẻ luật sư (bản sao chứng thực), giấy giới thiệu của công ty luật, giấy mời luật sư của khách hàng. Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới tòa án phúc thẩm đang thụ lý hồ sơ vụ án.
– Đề nghị tòa án cho phép được đọc, ghi chép, sao chụp toàn bộ hồ sơ vụ án, tìm kiếm tài liệu căn cứ phục vụ cho hoạt động bào chữa.
– Làm thủ tục vào trại gặp bị cáo (trường hợp bị cáo bị tạm giam), lắng nghe bị cáo trình bày về vụ việc và nguyện vọng của bị cáo, nắm bắt tình hình sức khỏe của bị cáo.
– Trường hợp bị cáo trình bày về việc bị đánh đập luật sư sẽ kiến nghị ngay với lãnh đạo trại giam để có biện pháp phòng ngừa bảo vệ.
– Giúp đỡ khách hàng tạo lập các căn cứ làm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Hướng dẫn khách hàng tìm kiếm và xuất trình các tài liệu về nhân thân có lợi cho bị can, bị cáo như:
+ Bằng khen giấy khen trong lao động, học tập hay công tác (nếu có).
+ Những giấy tờ của cha mẹ ông bà liên quan đến các danh hiệu được nhà nước trao tặng như Huân Huy chương kháng chiến, Chứng nhận liệt sĩ hay người có công…
– Trong trường bị cáo gây tổn thất về tính mạng, sức khỏe, danh dự hay tài sản cho bị hại, luật sư hướng dẫn bị can, bị cáo hoặc gia đình (có sự thống nhất với bị can, bị cáo) có một khoản bồi thường cho phía bị hại. Việc bồi thường chứng tỏ phía bị cáo và gia đình đã nhận thức biết lỗi về việc làm sai trái gây thương tổn đến bị hại, việc bồi thường sẽ an ủi làm giảm bớt nỗi đau do hành vi phạm tội gây ra, chứng tỏ bị cáo còn biết hối lỗi, có khả năng giáo dục cải tạo để trở thành người lương thiện.
– Tùy từng tính chất vụ việc, luật sư có thể đề nghị cơ quan điều tra áp dụng, thay đổi hay hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và hướng dẫn khách hàng làm đơn xin bảo lĩnh.
– Trường hợp không có được tình tiết giảm nhẹ mới, luật sư tổng hợp các tình tiết giảm nhẹ đã được tòa án sơ thẩm xem xét, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm đánh giá lại trên tinh thần công tâm, khoan hồng hơn, giảm bớt sự nghiêm khắc hay tính chất trừng trị trong quan điểm xét xử của cấp sơ thẩm.
– Chuẩn bị luận cứ bào chữa cho phiên tòa phúc thẩm.
– Trước ngày ra tòa luật sư gặp gỡ trao đổi với khách hàng, định hình diễn biến phiên tòa sắp tới, trao đổi về định hướng bào chữa và các căn cứ chứng minh cho việc bào chữa.

» Mẫu đơn mời luật sư bào chữa

» Luật sư bào chữa, biện hộ tại tòa án

Mời luật sư bào chữa giai đoạn phúc thẩm: