Mẫu đơn phản tố có hướng dẫn cách viết đơn

Mẫu đơn phản tố có hướng dẫn cách viết đơn. Trong một vụ án dân sự, kinh doanh thương mại, các đương sự có các quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Không chỉ nguyên đơn có quyền nộp đơn, mà bị đơn cũng có quyền yêu cầu phản tố đối với yêu cầu của nguyên đơn để yêu cầu Tòa án xem xét vấn đề cần giải quyết. Như vậy bị đơn cần viết đơn phản tố như thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình được Tòa án chấp nhận? Sau đây là tư vấn mẫu đơn phản tố có bản word download dưới.

Mẫu đơn phản tố có hướng dẫn cách viết đơn

Phản tố là quyền của bị đơn (người bị kiện) trong các vụ án dân sự, quyền phản tố là quyền của bị đơn được kiện ngược lại nguyên đơn (người đã nộp đơn khởi kiện tại tòa án) những vấn đề bất lợi cho yêu cầu của nguyên đơn.

Đơn phản tố được tòa án xem xét giải quyết cùng với đơn khởi kiện trong cùng một vụ án khi nội dung trong đơn phản tố có liên quan đến đơn khởi kiện của nguyên đơn.

  • Lợi ích của phản tố:
    • Tận dụng quyền phản tố của bị đơn có thể xoay chuyển cục diện pháp lý biến thế từ bị động sang chủ động của bị đơn khi tham gia giải quyết các vụ án tranh chấp tại tòa án.
    • Tiết kiệm thời gian theo đuổi giải quyết tranh chấp tại tòa.
  • Bất lợi nếu không phản tố hoặc không được chấp nhận:
    • Nếu không thực hiện quyền phản tố rất có thể phạm vi giải quyết vụ việc sẽ không được tòa án xem xét, giải quyết toàn diện, thấu đáo.
    • Nếu yêu cầu phản tố của bị đơn không được Tòa án chấp nhận giải quyết, xét xử trong cùng một vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện tại vụ án khác theo quy định tại khoản 6 Điều 172 BLTTDS 2015.

1. Mẫu đơn phản tố dùng chung:

Download – tải: Mẫu đơn phản tố

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….…, ngày … tháng … năm 20……

ĐƠN PHẢN TỐ

Kính gửi: ………………………………………………………………

  1. Người phản tố:

Họ và tên:……………………………………… Sinh năm: …/…/…….

CMND/CCCD số : …………..…. Cấp ngày: …/…./…… Nơi cấp: ……………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………………. Email: ……….…………………………….….

Là bị đơn trong vụ án ….………………………………. thụ lý ngày …/…/……. theo quyết định số ……………… với nguyên đơn là ông/bà …………………………. Vụ án này hiện đang được Quý Tòa thụ lý và giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

  1. Người bị phản tố :

Họ và tên:……………………………………… Sinh năm: …/…/…….

CMND/CCCD số : …………..…. Cấp ngày: …/…./…… Nơi cấp: CA ………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………………. Email: ……….…………………………….….

Bằng Đơn phản tố này, tôi yêu cầu Quý Tòa án xem xét, giải quyết những vấn đề sau đối với yêu cầu khởi kiện của người bị phản tố (người khởi kiện):

NỘI DUNG PHẢN TỐ

(Trình bày tóm tắt lại diễn biến sự việc dẫn tới tranh chấp) ……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………

YÊU CẦU PHẢN TỐ

Thông qua những gì tôi đã trình bày ở trên, căn cứ theo quy định tại ………………………………………………………………………………………….., tôi đề nghị Quý Tòa án xem xét giải quyết những vấn đề sau:

Thứ nhất, ………………………………………………………………………………………..

Thứ hai, ………………………………………………………………………………………..

Thứ ba, ………………………………………………………………………………………..

Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trên đây hoàn toàn đúng sự thật và sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Trân trọng cảm ơn!

Danh mục tài liệu, chúng cứ kèm theo (nếu có):

  1. …………………………………………………………………………………….
  2. ……………………………………………………………………………………
  3. ……………………………………………………………………………………
  Người phản tố
(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn cách viết đơn phản tố dân sự:

  • Ở phần “Kính gửi” ghi rõ tên Tòa án đã gửi thông báo về việc đã thụ lý vụ án;
  • Ở phần “Người phản tố” phải ghi rõ tư cách tham gia tố tụng là bị đơn trong vụ án gì, thụ lý tại thời điểm nào, người khởi kiện hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ai;
  • Ở phần “Nội dung phản tố” nên trình bày vắn tắt lại diễn biến sự việc dẫn tới tranh chấp;
  • Ở phần “Yêu cầu phản tố” phải nêu rõ ràng, cụ thể để Tòa án có căn cứ xem xét chấp nhận yêu cầu phản tố;
  • Cuối đơn phải có ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người phản tố.

2. Mẫu đơn phản tố trong vụ án ly hôn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

  Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 20…….  

ĐƠN YÊU CẦU PHẢN TỐ
(V/v: Tranh chấp về hôn nhân và gia đinh)

Kính gửi: Ông…………….……. là Thẩm phán của TAND…………………….………………..

NGƯỜI YÊU CẦU PHẢN TỐ:

Họ và tên: ……………………………….……… Sinh ngày: …………/………/………….

Số hiệu của CMND/CCCD số: ……………… Cấp vào Ngày ……/……/…..….. 
Nơi cấp: ………………………………………………………………………………………………….….

Hộ khẩu thường trú đăng ký gần nhất: ……………………….……………….

Nơi ở, cư trú, trú ngụ hiện nay tại: …………………………….…….……………

Với tư cách tham gia tố tụng là bị đơn trong vụ án dân sự………………………………. Theo văn bản thông báo thụ lý của TAND…………………………………….… số: ………………………. ngày … tháng … năm …

NGƯỜI BI YÊU CẦU PHẢN TỐ:

Họ và tên: ………………………………………………….……  Sinh vào ngày: …… / …… /…….

Nơi trú ngụ hiện nay: ……………………………………………………………………………………

Với tư cách tham gia tố tụng là nguyên đơn trong vụ án dân sự …………………………………….………………. Theo văn bản thông báo thụ lý vụ án dân sự số: …./…./……………………………ngày … tháng … năm … của TAND………………………………….

Nội dung yêu cầu tiến hành phản tố:

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

(Ví dụ: Ngày 23/09/2021 TAND quận Hai Bà Trưng có thông báo bằng văn bản về việc đã tiến hành thụ lý toàn bộ vụ án dân sự cấp sơ thẩm về vụ án “Tranh chấp về hôn nhân và gia đinh” tư cách tham gia tố tụng nguyên đơn là Phạm Thị A với nội dung là: yêu cầu Tòa án giải quyết cho việc tiến hành ly hôn, không có con cái chung nên không yêu cầu tòa tiến hành giải quyết, về tài sản chung không yêu cầu tòa án tiến hành việc giải quyết.

Tuy nhiên, xét thấy việc giữa tôi và vợ là Phạm Thị A có:

– 01 nhà đất tại …………

– 01 xe ô tô KIA với biển kiểm soát: …………

Là tài sản chung của hai vợ chồng chúng tôi. 

Nay bằng việc soạn đơn yêu cầu nội dung phản tố này, tôi kính đề nghị, yêu cầu ông/bà Thẩm phán…………. xem xét việc tiến hành giải quyết cho tôi các yêu cầu có nội dung như sau:

Tôi muốn có nguyện vọng đối với việc được hưởng quyền sở hữu đối với nhà đất …………… và chiếc xe KIA biển kiểm soát là: ………… Phạm Thị A được nhận số tiền mặt là 3 tỷ đồng).

Kính mong được quý Tòa án xem xét, nghiên cứu và tiến hành giải quyết với mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Phản tố trong hôn nhân VD: Chị H khởi kiện yêu cầu anh T phải trợ cấp nuôi con N một tháng 1,5 triệu. Anh T có yêu cầu phản tố yêu cầu Toà án xác định N không phải là con của anh.

3. Căn cứ pháp lý:

3.1. Yêu cầu phản tố bị đơn được quy định tại Điều 200 BLTTDS 2015 như sau:

“Điều 200. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn

1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.”

– Bị đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí (nếu tòa án chấp thuận yêu cầu phản tố).

3.2. Ý kiến của bị đơn

– Kể từ ngày nhận được thông báo của tòa án, bị đơn phải nộp cho Tòa án văn bản nghi nhận rõ ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu, chứng cứ khác kèm theo hoặc Yêu cầu phản tố (nếu có). Theo quy định tại khoản 1, điều 199 của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 trong thời hạn 15 ngày.

Cũng theo hướng dẫn của TAND tối cao thì ý kiến của bị đơn không phải là yêu cầu phản tố của bị đơn nếu bị đơn có yêu cầu cùng nội dung với nguyên đơn (trong phạm vi khởi kiện của nguyên đơn).

– Bị đơn không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

4. Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập:

Theo Điều 202 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nội dung như sau:

“Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Bộ luật này về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn.”

Như vậy, thủ tục yêu cầu phản tố được quy định như sau:

+ Thẩm quyền giải quyết: TAND thụ lý vụ án.

+ Trình tự thực hiện:

Bước 1: Gửi đơn yêu cầu phản tố tới TAND có thẩm quyền.

Bước 2: Thẩm phán xem xét đơn yêu cầu phản tố của bị đơn.

Bước 3: Bị đơn bổ sung đơn yêu cầu phản tố hoặc nhận lại (nếu không được chấp nhận yêu cầu).

+ Cách thức thực hiện: Có thể nộp đơn trực tiếp hoặc bằng đường bưu tiện tới TAND có thẩm quyền giải quyết vụ án.

+ Yêu cầu thực hiện:

Phải gửi yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên hộp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án bị đơn phải gửi yêu cầu phản tố nếu có.

+ Thành phần hồ sơ:

Thứ nhất, đơn yêu cầu phản tố.

Thứ hai, Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp của yêu cầu phản tố.

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

+ Lệ phí hành chính: Không mất phí.

+ Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, thẩm phán sẽ ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận đơn phản tố.

+ Đối tượng thực hiện: Bị đơn.

+ Kết quả:

Yêu cầu hợp lý: Thẩm phán chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn.

Yêu cầu không hợp lý: Thẩm phán không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn.

» Các mẫu đơn khởi kiện

» Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án dân sự ra tòa án

Luật sư tham gia phản tố hỗ trợ cho bị đơn, tranh tụng tại phiên tòa giải quyết ly hôn: