Luật sư tư vấn Luật trách nhiệm Bồi thường của Nhà nước. Trách nhiệm Bồi thường của Nhà nước được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Bộ luật dân sự năm 2015, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 cụ thể như sau:
1. Căn cứ pháp lý bồi thường của Nhà nước
– Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật”
– Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”.
– Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017:
“Điều 7. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
1. Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:
a) Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật này;
c) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.
2. Căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng bao gồm:
a) Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường;
b) Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại;
c) Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.”
2. Dịch vụ của Luật sư tư vấn hỗ trợ đòi bồi thường của Nhà Nước như sau:
– Tư vấn pháp luật bồi thường trách nhiệm nhà nước trong các lĩnh vực hoạt động: Quản lý hành chính, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự và các lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nước khác;
– Kiểm tra tính pháp lý hồ sơ vụ việc cụ thể, xác định có hay không hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
– Tư vấn hướng dẫn thu thập chứng cứ; xác định thiệt hại xảy ra do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
– Luật sư bảo vệ, đại diện pháp lý bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cá nhân, tổ chức trong quá trình liên hệ làm việc với cơ quan hành chính, Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Thi hành án;
– Soạn thảo Đơn khiếu nại và cử Luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức tham gia quá trình thương lượng bồi thường trách nhiệm nhà nước;
– Soạn thảo Đơn Khởi kiện và cử Luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức trong vụ án yêu cầu bồi thường trách nhiệm nhà nước tại Tòa án.
» Luật sư tham gia tố tụng vụ án hành chính
Thuê luật sư tư vấn, tham gia đòi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước