Các bước luật sư Hà Nội tư vấn giải quyết tranh chấp Đất đai. Khi xảy ra tranh chấp một số vụ án là phải thông qua hòa giải đầu tiên. Tuy nhiên, một số vụ án như tranh chấp liên quan đến đất đai thì không phải thông qua hòa giải tại địa phương.
Luật sư Hà Nội tư vấn giải quyết tranh chấp Đất đai như sau:
1. Các bước giải quyết tranh chấp đất đai:
Bước 1: Tiến hành hòa giải tại UBND xã, phường
Điều 203 luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.
Theo quy định như trên, khi có tranh chấp đất đai, đương sự phải gửi đơn đến Ủy ban Nhân dân cấp xã để yêu cầu hòa giải. Khi Uỷ ban Nhân dân cấp xã hòa giải không thành thì đương sự có quyền lựa chọn hoặc là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban Nhân dân cấp có thẩm quyền, hoặc là khởi kiện ngay ra tòa án nhân dân để giải quyết tranh chấp nếu đương sự không có Giấy chúng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ hợp pháp khác
Như vậy, hòa giải tại Ủy ban Nhân dân xã là bắt buộc trước khi khởi kiện ra Tòa án giải quyết tranh chấp có hai trường hợp.
Trường hợp 1: Nếu hòa giải không được, bạn phải yêu cầu ủy ban nhân dân xã lập biên bản hòa giải không thành.
Trường hợp 2: Nếu hòa giải thành thì lập biên bản hòa giải thành, sau 7 ngày không ai có ý kiến bằng văn bản khác thì được coi hòa giải thành và biên bản đó có hiệu lực pháp luật, các bên phải làm theo biên bản trên.
Do vậy trường hợp 1 ở trên là hòa giải không thành nên phải chuẩn bị hồ sơ khởi kiện ra tòa án:
Bước 2: chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai
Sau khi hòa giải tại UBND xã không thành, người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm:
+ Đơn khởi kiện;
+ Tài liệu chứng minh phần đất đó là của gia đình bạn (giấy tờ về nguồn gốc mảnh đất, GCN quyền sử dụng đất, trích lục bản đồ địa chính, giấy tờ đo đạc, chứng cớ liên quan đến việc khởi kiện khác…);
+ Biên bản hòa giải không thành tại UBND xã của 2 bên và đề nghị chuyển vụ án đến Tòa án;
+ CMND/ hộ khẩu của người khởi kiện;
+ Xác nhận nơi cư trú của người bị kiện, và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan;
Bước 3: Xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án và hồ sơ khởi kiện
“Điều 33. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;
“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
…c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.
Như vậy, sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định pháp luật bạn có thể gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân huyện nơi có đất tranh chấp để yêu cầu giải quyết.
Đơn khởi kiện có thể nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi qua bưu điện đến Toà án.
Bước 4: Nộp tạm ứng án phí tại chi cục thi hành án dân sự
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án thông báo cho người khởi kiện làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
Bạn phải nộp tiền tạm ứng án phí đúng thời hạn theo thông báo của Toà án sẽ thụ lý vụ án khi bạn nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.
Tòa án sẽ có giấy triệu tập gửi tới hai bên tranh chấp yêu cầu có mặt tại tòa để lấy lời khai. Sau đó Tòa sẽ xác minh làm rõ vấn đề tranh chấp đất đai của hai bên.
Trong trường hợp khách hàng đã mời luật sư, người đại diện ủy quyền để thay mặt mình thực hiện các thủ tục tố tụng với Tòa án.
» Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai ở Hà Nội
Luật sư Hà Nội tư vấn giải quyết tranh chấp Đất đai: