Luật sư giải quyết tranh chấp bảo lãnh vay vốn Ngân hàng, tranh chấp bảo lãnh đất đai, người bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất trong tố tụng và tại Toà án… Các tranh chấp liên quan đến vấn đề bảo lãnh vay vốn cũng thường xuyên xảy ra nhưng không ít phức tạp. Các tranh chấp loại này thường xuất phát do bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên nhận bảo lãnh là các tổ chức tín dụng do các nguyên nhân khác nhau.
Luật sư giải quyết tranh chấp bảo lãnh vay vốn Ngân hàng
Nội dung của các tranh chấp chủ yếu là bất đồng trong quan điểm của các bên liên quan đến việc phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh và thường được thể hiện ở các dạng sau:
– Bên nhận bảo lãnh yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nhưng bên bảo lãnh không chấp nhận vì nội dung bảo lãnh chung chung, không cụ thể.
– Bên nhận bảo lãnh yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nhưng bên được bảo lãnh (bên vay/ bên được cấp tín dụng) đề nghị bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh.
– Bên bảo lãnh không chấp nhận bảo lãnh do cho rằng hình thức hợp đồng bảo lãnh không phù hợp với quy định của pháp luật
– Bên bảo lãnh yêu cầu tuyên hợp đồng bảo lãnh vô hiệu vì không bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp bảo lãnh ngân hàng
Điện thoại : 0768236248 – Chat Zalo
Để hiểu rõ hơn loại tranh chấp này, chúng ta cùng tham khảo bản án sau (tên đương sự đã được thay đổi):
– Bản án về bảo lãnh:
Theo bản án số 57/2013/KDTM-ST của TAND Quận Tân Bình – TP HCM: Nguyên đơn là Ngân hàng AC khởi kiện yêu cầu bị đơn là Công ty cổ phần HM thanh toán các khoản tiền còn nợ theo các HĐTD đã kí kết giữa hai bên. Đồng thời, phía nguyên đơn còn yêu cầu Tòa án buộc các ông NNH, LHH, PMT, NXC, NXH, NXT thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay theo các Chứng thư bảo lãnh ký ngày 5/3/2010 và 26/4/2012. Những người này đều không đồng ý trả nợ thay cho bị đơn với lý do chỉ có Ngân hàng mới có quyền ký chứng thư bảo lãnh, nội dung bảo lãnh không cụ thể, chi tiết.
Tại bản án sơ thẩm trong vụ việc, HĐXX nhận định: “việc các cá nhân phát hành chứng thư bảo lãnh là không phù hợp theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước. Nội dung các chứng thư bảo lãnh chỉ mang tính chung chung nên không có giá trị pháp lý. Nguyên đơn yêu cầu những người ký chứng thư bảo lãnh phải chịu trách nhiệm trả nợ thay cho bị đơn là không có cơ sở”.
Như vậy, Tòa án quận Tân Bình đã viện dẫn điểm b Khoản 2 Điều 2 Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 26/2006 để cho rằng cá nhân không được bảo lãnh dưới hình thức chứng thư bảo lãnh là không đúng. Vì điểm b Khoản 2 điều 2 của quy chế bảo lãnh ngân hàng quy định về hình thức chứng thư bảo lãnh chỉ áp dụng trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của các TCTD với khách hàng. Còn mối quan hệ bảo lãnh giữa tổ chức, cá nhân khác không phải là Ngân hàng thì không chịu sự điều chỉnh của quy chế này..
Thêm nữa, theo quy định tại Điều 362 BLDS 2005 thì việc bảo lãnh phải được lập bằng văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi vào hợp đồng chính. Theo đó, bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh có thể ký kết bất kỳ loại văn bản nào ghi nhận việc bảo lãnh mà không phụ thuộc vào tên gọi của loại cam kết. Các bên có thể lập hợp đồng bảo lãnh hay chứng thư bảo lãnh hay bất kì tên gọi nào khác miễn sao bảo đảm việc bảo lãnh đó được ghi nhận dưới dạng văn bản và nội dung ràng buộc trách nhiệm trả nợ thay của bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.
Như vậy, có thể nói trong mối quan hệ bảo lãnh thì nội dung các bên thỏa thuận mới là quan trọng còn hình thức chỉ yêu cầu là văn bản là đủ. Do đó, việc các bên lập chứng thư bảo lãnh cá nhân của các ông NNH, LHH, PMT, NXC, NXH, NXT để cam kết trả nợ thay cho Công ty cổ phần HM trong trường hợp công ty này không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ là phù hợp với quy định của BLDS 2005 về bảo lãnh.
» Luật sư tranh tụng đất đai tại Tòa án
» Luật sư tranh tụng vụ án dân sự
Luật sư bảo vệ cho người bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất tại tòa án