Luật sư bào chữa Tội nhận hối lộ

Luật sư bào chữa Tội nhận hối lộ. Trong trường hợp bị buộc tội nhận hối lộ thì cần phải làm gì để chứng minh giảm nhẹ hoặc không có tội? nếu người bị buộc nhận hối lộ đã bị bắt, thì người thân có được mời luật sư thay không? Luật sư bào chữa được mời khi nào? 

Luật sư tư vấn, bào chữa Tội nhận hối lộ

1. Trong trường hợp bị buộc tội nhận hối lộ thì cần phải làm gì

Nhiều trường hợp, khi bị tình nghi, bị bắt, bị khởi tố không biết phải làm gì để chứng minh mình vô tội, hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Do vậy để có thể hiểu một cách nhanh nhất là bạn hoặc người thân nên tìm đến luật sư để được tư vấn (vì giai đoạn này được coi là chìa khóa để bảo vệ người bị buộc tội, tránh lãng phí, mất thời gian), từ đó có hướng để bảo vệ cho người bị buộc tội để chứng minh giảm nhẹ hoặc không có tội và luật sư tham gia vụ án để bảo vệ người bị buộc tội trong các buổi hỏi cung, lấy lời khai, kiến nghị khi cần thiết… tránh bị bức cung, nhục hình, khai bất lợi dẫn đến bị oan. 

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với tội nhận hối lộ

Hiện nay, Tại Điều 28 BLHS quy định về tội nhận hối lộ không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự  thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.  Như vậy, nếu người bị buộc tội có mức hình phạt từ 15 năm tù trở lên thì không áp dụng thời hạn truy tố trách nhiệm hình sự.

3. Tội nhận hối lộ bị phạt bao nhiêu năm tù?

Quy định tại Điều 354 về tội nhận hối lộ như sau:

“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc li ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”

4. Áp dụng tình tiết giảm nhẹ đối với tội nhận hối lộ

Khoản 1 Điều 354 BLHS năm 2015 là cấu thành cơ bản của Tội nhận hối lộ, có khung hình phạt từ 02 năm đến 07 năm tù.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội nhận hối lộ theo khoản 1 Điều 354 BLHS năm 2015, cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII BLHS năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).

– Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015, không có tình tiết tăng nặng, thì có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng (dưới 02 năm tù) hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn là hình phạt cải tạo không giam giữ. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án. 

– Nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 65 BLHS năm 2015 thì người phạm tội nhận hối lộ được hưởng án treo.

– Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 07 năm tù.

– Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau, thì: Người phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 354 BLHS năm 2015 bị phạt nặng hơn người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 1 của Điều luật này;

– Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 BLHS năm 2015 sẽ được áp dụng hình phạt thấp hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ hơn; người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sẽ bị áp dụng hình phạt nặng hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết tăng nặng hơn;

– Người phạm tội trả lại tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác mà họ đã nhận hoặc bồi thường được càng nhiều thiệt hại mà họ đã gây ra thì mức hình phạt càng được giảm so với người phạm tội không trả lại tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác mà họ đã nhận

Hoặc không bồi thường thiệt hại mà họ đã gây ra hoặc chỉ trả lại không đáng kể tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác mà họ đã nhận hoặc chỉ bồi thường không đáng kể thiệt hại mà họ đã gây ra. 

Những quy định mới này có lợi cho người phạm tội, vì vậy, theo Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017

Nghị quyết số 41/2017 của Quốc hội về việc thi hành BLHS số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 thì được áp dụng đối với cả những hành vi nhận hối lộ xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Công ước về chống tham nhũng, yếu tố khách quan bắt buộc trong cấu thành Tội nhận hối lộ là hành vi đòi hỏi hoặc chấp nhận của hối lộ và sự liên hệ giữa những hành vi này với hành xử của công chức khi thi hành công vụ.

Việc đòi hỏi hoặc chấp nhận có thể do công chức trực tiếp thực hiện hoặc qua trung gian.

Lợi ích không chính đáng có thể dành cho chính bản thân công chức hoặc cho người khác, ví dụ, họ hàng người thân của công chức đó, hoặc có thể dành cho một thực thể khác.

Về chủ quan, yếu tố bắt buộc là việc cố ý đòi hỏi hoặc chấp nhận lợi ích không chính đáng với mục đích thay đổi hành xử của một người trong quá trình người đó thực hiện trách nhiệm chính thức. 

» Bình luận tội nhận hối lộ

Luật sư tư vấn, bào chữa cho Tội nhận hối lộ: