Tư vấn các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính

Tư vấn các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy định của Nhà nước về TTQLHC, được quy định tại Chương XXII Bộ luật hình sự 2015

Luật sư tư vấn các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính:

1. Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 chương XXII từ điều 330 đến điều 351 như sau:

Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
Điều 333. Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ
Điều 334. Tội làm trái quy định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
Điều 335. Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
Điều 336. Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật
Điều 337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước
Điều 338. Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước
Điều 339. Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác
Điều 340. Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức
Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
Điều 342. Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
Điều 343. Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở
Điều 344. Tội vi phạm các quy định về hoạt động xuất bảnĐiều 345. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng
Điều 346. Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới
Điều 347. Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép
Điều 348. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
Điều 349. Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
Điều 350. Tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
Điều 351. Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca

2. Cấu thành tội phạm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính

1. Khách thể của tội phạm

Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính (TTQLHC) đã xâm phạm đến hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, làm giảm hiệu quả và hiệu lực quản lý hành chính nhà nước.

Khách thể trực tiếp của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính là quan hệ xã hội cụ thể bị tội phạm cụ thể trực tiếp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây hại, có thể chia thành những nhóm sau đây:
– Các tội xâm phạm hoạt động bình thường của người thi hành công vụ, của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội;
– Các tội xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân;
– Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính việc thực hiện nghĩa vụ quân sự và việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân;
– Các tội xâm phạm chế độ bảo vệ bí mật nhà nước;
– Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực quản lý chức vụ, cấp bậc và uy tín của cán bộ;
– Các tội xâm phạm trật tự quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý, sử dụng các giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức;
– Các tội xâm phạm về trật tự quản lý nhà nước về chấp hành các quyết định hành chính;
– Các tội xâm phạm về trật tự quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà ở; lĩnh vực xuất bản và phát hành;
– Các tội xâm phạm về trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quản lý và sử dụng các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh;
– Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính về khu biên giới, trong lĩnh vực xuất – nhập cảnh, quan hệ đối nội, đối ngoại;
– Các tội xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính về Quốc kỳ, Quốc huy.

Đối tượng của tội phạm cụ thể xâm phạm trật tự quản lý hành chính có thể là con người (Như tội chống người thi hành công vụ); là chính sách về nghĩa vụ quân sự; là bí mật nhà nước; là chức vụ, cấp bậc mà Nhà nước quy định cho cán bộ, nhân viên trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang (Như tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác; tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức…)

2. Chủ thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính

Một số tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính (TTQLHC) được quy định trong Bộ luật Hình sự có chủ thể đặc biệt. Đó là các tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (Điều 332); tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ (Điều 333); tội làm trái các quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự (Điều 334); tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu bí mật nhà nước (Điều 342); tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất tài liệu bí mật nhà nước; tội không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính (Điều 269).

Đối với một số tội độ tuổi phải theo quy định của pháp luât: tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự chỉ đối với những người ở một độ tuổi nhất định theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định mới có thể là chủ thể của tội phạm.

Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính phần lớn là tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng nên chủ thể của các tội này không thể là người chưa đủ 16 tuổi. Chỉ có hai tội là tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước (khoản 2 và khoản 3 Điều 263) và tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (khoản 2 Điều 275) thì chủ thể mới có thể là người dưới 16 tuổi.

3. Mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính

Hành vi nguy hiểm cho xã hội của nhóm tội phạm này là hành vi xâm phạm tới các lĩnh vực trật tự quản lý hành chính, được thể hiện dưới dạng hành động là chủ yếu, ngoài ra còn có thể được thể hiện dưới dạng không hành động, tức là không làm một việc mà pháp luật bắt phải làm như không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, không chấp hành các quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh

Dấu hiệu đã bị xử lý hành chính về hành vi đó mà còn vi phạm là dấu hiệu bắt buộc của một số cấu thành tội phạm được thể hiện trong Bộ luật Hình sự năm 2015 như: Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (Điều 332); tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 340); tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở (Điều 343); tội vi phạm quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 345); tội vi phạm quy chế về biên giới (Điều 346)… Dấu hiệu “đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” là dấu hiệu cấu thành của một số tội phạm như: Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (Điều 332); tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở (Điều 343); tội vi phạm quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 345)…

Đa số các cấu thành tội phạm trong các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính có cấu thành hình thức, hậu quả không được coi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội phạm. Dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng là dấu hiệu định khung tăng nặng của các tội phạm ở các Điều 337,338, 342, 342, 345, 349,, 350, 351Bộ luật Hình sự năm 2015. Có 1/20 Điều luật trong Chương XXII này có hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm là tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 345). Dấu hiệu “hậu quả nghiêm trọng” có thể là những thiệt hại về vật chất có thể tính toán, đo lường được, cũng có thể là thiệt hại phi vật chất như thiệt hại về chính trị, tinh thần, danh tiếng…

Các hành vi xâm phạm gây ra thiệt hại của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính chủ yếu liên quan đến tổ chức, ngành hoặc Nhà nước mà ít liên quan đến cá nhân như các tội phạm khác trong Bộ luật

Tính chất, mức độ của hậu quả do hành vi phạm tội cụ thể xâm phạm TTQLHC gây ra là căn cứ để chia các tội phạm này thành loại tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Công cụ, phương tiện phạm tội, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, địa điểm, thời gian phạm tội của nhóm tội phạm này có một số điểm đáng lưu ý:

– Công cụ, phương tiện phạm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính là những đối tượng được chủ thể của tội phạm sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội của mình.

– Phương pháp, thủ đoạn thực hiện các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính rất đa dạng như phạm tội bằng cách dùng vũ lực, uy hiếp thể chất hoặc tinh thần; bằng việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái các quy định của nhà nước; bằng hành vi lén lút, gian dối đối với người quản lý tài liệu bí mật nhà nước để lấy các tài liệu đó; dùng giấy tờ giả; mặc trang phục giống với trang phục mà người phạm tội muốn giả mạo; tẩy xóa, viết thêm làm sai lệch nội dung của các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức; in lậu, bán hoặc phân phối lậu các ấn phẩm đã in lậu; in và phát hành các ấn phẩm Nhà nước cấm…

– Thời gian phạm tội không phải là các dấu hiệu bắt buộc đối với các cấu thành cơ bản của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính. Tuy nhiên đây là những tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt của một số tội phạm cụ thể như: “phạm tội trong thời chiến”, “có chiến tranh”, “có lệnh tổng động viên, có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội”, trong các tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự; tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ, tội làm trái quy định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự…

Một số phương pháp, thủ đoạn phạm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính như “phạm tội có tổ chức”; “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội”; “phạm tội nhiều lần” và “gây hậu quả nghiêm trọng” được coi là các tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự của một số tội xâm phạm TTQLHC như tội chống người thi hành công vụ, tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự… Một số tội xâm phạm TTQLHC, trong cấu thành cơ bản thì tình tiết: “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt hành chính” về hành vi xâm phạm TTQLHC được coi là dấu hiệu định tội như tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự; tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở…

Do Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính không có tội danh nào là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi do vô ý xâm phạm đến các quan hệ xã hội trong TTQLHC thì không cấu thành tội phạm và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Mặt chủ quan các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính

Mặt chủ quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính với các yếu tố: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội có một số điểm đáng lưu ý sau:

– Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, hình thức lỗi cố ý của tội phạm cụ thể được xác định rõ ngay trong tội danh như tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức hoặc được xác định thông qua dấu hiệu hành vi, động cơ, mục đích phạm tội như tội giả mạo chức vụ, cấp bậc.

– Đa số các tội trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính là lỗi cố ý, thậm chí thuộc dạng cố ý trực tiếp, trừ tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật nhà nước (Điều 264). Các tội xâm phạm TTQLHC đều được thực hiện với động cơ vụ lợi, tư lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác, được quy định trong cấu thành cơ bản của tội phạm hoặc dấu hiệu định khung tăng nặng như tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân (Điều 258) hoặc tội làm trái quy định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự (Điều 261). Mục đích phạm tội được thể hiện rõ qua hành vi phạm tội hoặc qua hậu quả phạm tội. 

» Tư vấn các tội xâm phạm quyền tự do của con người

» Luật sư bào chữa tội hình sự

Luật sư tư vấn các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính.
Khi quí vị đang vướng vào các tội phạm quản lý hành chính cần tư vấn, luật sư hỗ trợ xin liên hệ đặt lịch hẹn để tư vấn: