Kỹ năng của luật sư khi tham gia giai đoạn điều tra

Kỹ năng của luật sư khi tham gia giai đoạn điều tra. Luật sư tham gia trong giai đoạn điều tra với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ, góp phần hạn chế việc vi phạm pháp luật của điều tra viên khi tiến hành điều tra vụ án, góp phần đảm bảo cho hoạt động điều tra khách quan, toàn diện, đầy đủ.

Kỹ năng của luật sư khi tham gia giai đoạn điều tra

1. Luật sư tham gia ở gii đoạn điều tra cần thực hiện các công việc:

  • Tích cực thu thập các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ
  • Tận tình giúp đỡ bị can và các đương sự về mặt pháp lý
  • Thái độ mềm mỏng, cương quyết, đúng mực đối với điều tra viên
  • Cần có đề xuất, kiến nghị với cơ quan điều tra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ.

2. Các hoạt động của luật sư trong giai đoạn điều tra

2.1. Làm thủ tục tham gia giai đoạn điều tra

  • Chuẩn bị giấy giới thiệu của văn phòng, thẻ luật sư
  • Gặp cơ quan điều tra đề nghị được tham gia vào gia đoạn điều tra
  • Trao đổi với cơ quan điều tra về những công việc dự định sẽ tham gia
  • Đề nghị cơ quan điều tra cấp giấy chứng nhận bào chữa (nếu bào chữa cho bị can)

2.2. Tham gia hỏi cung bị can

  • Đề nghị được có mặt khi hỏi cung
  • Trong lần hỏi cung đầu tiên, phải đề nghị điều tra viên giới thiệu mình để bị can biết
  • Động viên bị can khai báo
  • Nghe và ghi chép các câu hỏi, câu trả lời
  • Theo dõi việc hỏi cung bị can có đảm bảo các quy định của BLTTHS không
  • Đề nghị điều tra viên cho đặt câu hỏi về những vấn đề cần thiết

2.3. Gặp và trao đổi với bị can

  • Làm rõ thực chất hành vi của bị can đã thực hiện
  • Làm rõ những tình tiết giảm nhẹ
  • Làm rõ những yêu cầu của bị can với cơ quan điều tra

2.4. Gặp và trao đổi với đương sự

  • Làm rõ yêu cầu của đương sự đối với luật sư
  • Thu nhận từ đương sự những tài liệu, chứng cứ có liên quan đến các yêu cầu đó
  • Giúp đỡ đương sự về mặt pháp lý để họ hiểu và cùng luật sư thu thập những tài liêu, chứng khác

2.5. Tham gia việc lấy lời khai

  • Đề nghị được có mặt khi lấy lời khai của đương sự
  • Động viên đương sự bình tĩnh khai báo
  • Theo dõi việc lấy lời khai
  • Nghe, ghi chép các câu hỏi và câu trả lời
  • Nêu yêu cầu hoặc đề xuất với điều tra viên 9neeus thấy cần thiết0

2.5. Tham gia các hoạt động điều tra khác

  • Tùy theo từng vụ án mà luật sư có thể đề nghị tham gia một số hoạt động diều tra sau đây:
  • Lấy lời khai
  • Đối chất
  • Thực nghiệm điều tra
  • Khám xét
  • Nhận dạng
  • Khám nghiệm hiện trường
  • Trong một số vụ án có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, luật sư đề nghị được tham gia hòa giải
  • Đưa ra yêu cầu

2.7. Đề xuất

  • Tùy thuộc tình tiết, diễn biến của vụ án, luật sư có thể đưa ra các yêu cầu sau:
  • Đề nghị lấy lời khai của người làm chứng
  • Đề nghị bổ sung người làm chứng và lấy lời khai của họ
  • Tiến hành đối chất
  • Tiến hành nhận dạng
  • Thu giữ vật chứng
  • Trưng cầu giám định hoặc giám định lại
  • Đưa ra các tài liệu đồ vật có liên đến vụ án để bảo vệ cho thân chủ
  • Trước khi kết thúc điều tra cần đề xuất hướng giải quyết vụ án

2.8. Khiếu nại về hoạt động của điều tra viên

Việc khiếu nại hoạt động của điều tra viên được thực hiện theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự 2015.

» Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT Giải quyết khiếu nại tố cáo

» Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại của cơ quan điều tra