Kiện đòi lại đất giáp ranh do giả mạo chữ ký. Năm 2013 gia đình ông Tuấn và ông Quân có xảy ra tranh chấp đất đai. Đến năm 2009 đến năm 2011 do sự móc nối với địa chính xã ông Quân đã làm thủ tục cấp giấy chứng nhận, đã được Ủy ban nhân dân (UBND) huyện cấp sổ đỏ. Chữ ký giáp ranh của hai hộ trong hồ sơ của ông Quân là giả mạo và trong phiếu ý kiến dân cư có 02 chữ ký đều là giả. Đến năm 2022 sau sau nhiều lần đòi đất giáp ranh và lấn ngõ đi chung thì ông Tuấn lại phát hiện chữ ký giáp ranh là không đúng người ký có xác nhận của hai người này. Nay ông Tuấn hỏi liệu ông đề nghị UBND huyện thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Quân có được không?
Mục lục bài viết
Tư vấn kiện đòi lại đất giáp ranh do giả mạo chữ ký
Việc ký giáp ranh là một thủ tục bắt buộc khi lập sơ đồ địa chính và lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo thông tin anh Tuấn cung cấp, 2 chữ ký giáp ranh trong hồ sơ của hàng xóm là giả mạo do đó việc công nhận quyền sử dụng đất cho ông Quân từ trước đó cũng không có giá trị pháp lý.
Vì vậy, khi biết được hành vi này, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, anh Tuấn có thể thực hiện khiếu nại về việc cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất của ủy ban nhân dân huyện hoặc khởi kiện ra tòa án về việc tranh chấp đất đai. cụ thể như sau:
1. Khiếu nại quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo Điều 9 Luật khiếu nại năm 2011 có quy định thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Như vậy, thời hiệu khiếu nại đã hết nên anh Tuấn không thể thực hiện được theo phương thức này.
2. Khởi kiện tranh chấp về quyền sử dụng đất
Anh Tuấn có thể làm đơn khởi kiện tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án cấp huyện nơi có mảnh đất theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Anh Tuấn phải chuẩn bị tất cả chứng cứ để có thể chứng minh quyền sử dụng đất của mình bao gồm các giấy tờ như giấy tờ liên quan đến giao dịch đất đai, giấy tờ cho mượn, cho thuê đất, các giấy tờ, tài liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giải quyết đất đai, nhà ở đang có tranh chấp….
Đồng thời tố cáo hành vi giả mạo chữ ký giáp ranh của anh Quân trong biên bản ký giáp ranh trước đó.
Nếu anh Tuấn có căn cứ chứng minh anh Quân đã có hành vi “móc nối” với chính quyền địa phương trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì anh Tuấn có quyền làm đơn tố cáo gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã để xã xử lý hành vi của cán bộ địa chính. Có thể các cán bộ địa chính sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự 2015.
3. Ký giáp ranh được quy định như thế nào?
Ký giáp ranh là gì? Kỳ giáp ranh đất là việc người sử dụng đất ký xác nhận ranh giới, mốc giới và ghi ý kiến của mình về ranh giới đất liền kề của họ. Việc ký giáp ranh thể hiện trong bản mô tả ranh giới đất khi xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ nhằm mục đích chứng minh đất là đất không có tranh chấp giữa người xin cấp Giấy chứng nhận và những chủ sử dụng đất liền kề.
Căn cứ theo quy định Điều 11 Thông tư số 25/2014/TT- BTNMT ngày 19/05/2014 quy định về việc xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất, khi cấp giấy chứng nhận QSDĐ cần phải có cán bộ đến đo đạc và sẽ phải có văn bản ký giáp ranh giữa các hộ gia đình xung quanh về việc không lấn chiếm đất và sử dụng đúng ranh giới đất đai.
Ai có quyền ký giáp ranh?
Chủ thể ký giáp ranh là người có quyền sử dụng diện tích đất giáp ranh với diện tích đất đang được làm thủ tục cấp sổ đỏ.
4. Giả mạo chữ ký giáp ranh bị xử lý như thế nào?
Phạt tiền về hành vi giả chữ ký giáp ranh
Người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật giả mạo chữ ký người khác có thể bị xử lý hành chính, gồm hình phạt chính là phạt tiền và các hình phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có).
Giả mạo chữ ký trong hoạt động chứng thực: Được quy định cụ thể trong Nghị định 110/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP, hành vi giả mạo chữ ký trong hoạt động chứng thực là việc người có hành vi giả lại chữ ký của người thực hiện chứng thực.
Khi có hành vi vi phạm này, người thực hiện hành vi sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng kèm theo đó là biện pháp khắc phục hậu quả là hủy bỏ các giấy tờ có chữ ký giả đó.
Giả chữ ký giáp ranh có bị ngồi tù không?
Hành vi giả mạo chữ ký người khác là hành vi vi phạm pháp luật và tùy vào từng trường hợp mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hay xử lý hình sự. Nếu đủ các dấu hiệu để có thể cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ: giả mạo chữ ký của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, tước quyền thừa kế có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đối với người có chức vụ, quyền hạn mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn nhằm trục lợi thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo trong công tác,…
Như vậy, nếu hành vi giả mạo chữ ký đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào các yếu tố như động cơ, mục đích phạm tội.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả chữ ký giáp ranh có bị thu hồi không?
Việc ký giáp ranh là một thủ tục bắt buộc khi lập sơ đồ địa chính và lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đối với trường hợp của anh Tuấn, theo thông tin mà anh cung cấp, 2 chữ ký giáp ranh trong hồ sơ của ông Quân là giả mạo do đó việc công nhận quyền sử dụng đất từ trước đó cũng không có giá trị pháp lý.
Vì vậy, khi biết được hành vi này, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, anh Tuấn có thể thực hiện khiếu nại về việc cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất của ủy ban nhân dân huyện hoặc khởi kiện ra tòa án về việc tranh chấp đất đai.