Nhà hàng xóm lấn đất đã làm sổ đỏ có đòi được không?

Nhà hàng xóm lấn đất đã làm sổ đỏ có đòi được không? Hiện nay đất bị lấn chiếm đã kê khai làm sổ đỏ và được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất thì chủ bị lấn chiến mới tiến hành đòi đất như thế nào?

Hàng xóm lấn đất đã làm sổ đỏ có đòi được không?

1. Trường hợp Khởi kiện tranh chấp đất đai khi diện tích thực tế lớn hơn diện tích trong giấy chứng nhận?

Thưa luật sư, năm 1994, một người hàng xóm do không có đất ở nên đã cất một căn nhà đất ở cạnh đường đi giáp ranh nhà tôi để ở tạm. Đến năm 2005 người này đã phá bỏ căn nhà đất và xây một căn nhà cấp 4.

Căn nhà cấp 4 này một phần nằm trên ranh đất của tôi và một phần nằm trên đất lộ giới, nó lại cho tôi khoảng hơn 2m để đi vào. Vì không am hiểu về pháp luật nên đến năm 2013 tôi mới làm đơn ra chính quyền xã để giải quyết nhưng xã đã không giải quyết thoả đáng.

Vậy xin hỏi luật sư trong trường hợp này tôi phải làm đơn như thế nào để kiện ra toà? Từ trình bày trên, tôi có thể kiện người hàng xóm về những lỗi vi phạm gì? Vì người hàng xóm này đẫ chiếm dụng đất và đã cất nhà ở kiên cố đã lâu, nay tôi mới khởi kiện thì có trở ngại gì cho tôi hay không? Mảnh đất của tôi đã có giấy chứng nhận năm 1998, diện tích thực tế lớn hơn diện tích trong giấy chứng nhận.

Kính nhờ luật sư vui lòng giúp đỡ. Tôi xin trân trọng cảm ơn !

Luật sư tư vấn:

Người hàng xóm này đã chiếm dụng đất và đã cất nhà ở kiên cố đã lâu, nay tôi mới khởi kiện thì có trở ngại gì cho tôi hay không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 23 nghị quyết 02/2012/NQ- HĐTP quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối trường hợp:

“Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất đó.”

Do đó, trong trường hợp của gia đình bạn không áp dụng thời hiệu khởi kiện, nếu gia đình hàng xóm có hành vi lấn chiếm đất của gia đình bạn thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nơi có đất yêu cầu giải quyết. Trân trọng ./.

2. Trường hợp tranh chấp bở rào:

Xin chào luật sư! Tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư giải đáp. Nhà tôi hiện đang tranh chấp ranh giới đất nhà với nhà bên cạnh. Cách đây khoảng 35 năm, nhà bên cạnh tách đất bán cho ông A, khi ông A làm bờ rào phía bên nhà thì có lấn chiếm sang 20cm, nhưng lúc đó quyền sử dụng đất là bà nội nên ba tôi kg can thiệp và nghĩ rằng diện tích đất có trên bản đồ, khi nào mình muốn thì báo địa chính xuống đo đất rồi lấy lại sau cũng đc, nên lúc đó kg có tranh chấp. 20 năm sau, ông A bán lại cho ông B, ông B dùng làm nhà để xe và trữ cát nên tiến hành xây lại tường rào, bức tường xây trên nền tường cũ nhưng cái cột xây to ra, lấn thêm 30cm nữa, tổng cộng tính đến giờ là 50cm, và ba tôi cũng nghĩ như lúc trước nên kg tranh chấp. Cách đây 6 tháng ba tôi đi sang tên sổ đỏ vì bà nội đã mất 4 năm rồi, địa chính tới đo và làm lại sổ thì bị mất một diện tích đất. Đến thời điểm hiện tại ông B đập nhà xây mới và lấy móng theo cột đã xây trước đó, lúc này ba tôi mới tranh chấp, vì sẽ lấn sang phần đất cũng như chuồng nuôi bò của nhà sẽ bị đập một phần 30cm. Ông B đưa sổ đỏ có cả diện tích phần lấn chiếm, ba tôi thua lận. Nhưng sự thật là khi trước lúc xây tường rào xong, ông B có nhờ ba tôi ký giấy để địa chính xuống đo đất làm sổ đỏ, ba tôi đã ký, nhưg kg ngờ ông B cho địa chính đo phần đất tới cây cột, kg theo yêu cầu của ba tôi là đo lui về. Lúc đó ba tôi đi làm nên kg theo sát việc đo đất.Vậy tôi phải làm sao để lấy lại phần đất 0,5x20m bị chiếm. Lúc giải phóng nhà nước chia 20x20m cho mỗi nhà.Xin cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Văn phòng luật sư, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Theo quy định của pháp luật các chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm Tòa án nhân dân, Chủ tịch UBND, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường.

Theo đó, khi có tranh chấp xảy ra trong cộng đồng dân cư, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp đó theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Như bạn đã trình bày, 35 năm trước ngay từ khi phát sinh lấn đất lần thứ nhất (lấn 20cm) gia đình bạn đã không có phản ứng gì để cho hàng xóm tiếp tục sử dụng, sau đó 20 năm sau họ lại lấn thêm 30 cm mà gia đình bạn vẫn không phản hồi, vì vậy lỗi là do gia đình bạn nếu ngay từ đầu không cho họ lấn thì đã không để bị mất nhiều đất như vậy.

Cách đây 6 tháng ba bạn đi sang tên sổ đỏ vì bà nội đã mất 4 năm rồi, địa chính tới đo và làm lại sổ thì bị mất một diện tích đất,  tuy nhiên gia đình bạn đã không yêu cầu đo lại mà lại ký xác nhận diện tích đó để làm sổ đỏ. Điều đó trước hết xuất phát từ lỗi của gia đình. Trước lúc xây tường rào xong, ông B có nhờ ba bạn ký giấy để địa chính xuống đo đất làm sổ đỏ, ba bạn đã ký, nhưng không ngờ ông B cho địa chính đo phần đất tới cây cột, không theo yêu cầu của ba bạn là đo lui về. Ba bạn đã bất cẩn khi để cho hàng xóm lấn đất đo để làm sổ.

Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình thì gia đình bạn phải chứng minh được diện tích đất của gia đình mình, bạn cần phải xem lại cả sổ đỏ đứng tên bà bạn và sổ đỏ đứng tên ba bạn để chứng minh được diện tích đất trên 2 cuốn sổ kia đã bị lấn chiếm như thế nào, Sau đó, gia đình bạn có thể làm đơn đề nghị địa chính xã tiến hành đo đac lại diện tích của hàng xóm gia đình nhà bạn, diện tích đất của nhà bạn, Sau khi đo đạc lại, nếu phát hiện đất của gia đình bị nhà hàng xóm lấn chiếm thì bạn có thể thương lượng với hàng xóm để trả lại diện tích bị lấn chiếm.

Trường hợp không thể thương lượng thì gia đình anh có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã đẻ hòa giải. Nếu tranh chấp đất đai giữa gia đình bạ và gia đình hàng xóm đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì theo điều 203 Luật đất đai sẽ được giải quyết như sau:

“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành”.

Trường hợp không chứng minh được diện tích đất của gia đình mình bị lấn chiếm thì gia đình bạn không có căn cứ yêu cầu đòi lại đất.

» Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai

» Các chứng cứ cần có trong vụ án tranh chấp đất đai