Giả mạo chữ kỹ của người khác để vay tiền có phạm tội gì?

Giả mạo chữ kỹ của vợ để vay tiền phạm tội gì? Giả mạo chữ ký trong các trường hợp, hoàn cảnh và với động cơ, mục đích của người thực hiện hành vi phạm tội sẽ phát sinh các trách nhiệm pháp lý khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ và hậu quả gây ra thì giả mạo chữ ký có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.

Giả mạo chữ kỹ của người khác để vay tiền có phạm tội gì?

Câu hỏi: Chồng tôi giả mạo chữ ký của tôi cùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên tôi để vay tiền ngân hàng. hành vi này của anh ta có vi phạm pháp luật không?

Trả lời: Cảm ơn bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì việc định đoạt tài sản chung phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Trong trường hợp này hai vợ chồng bạn cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên việc chồng bạn giả mạo chữ ký của bạn để thế chấp sổ đỏ vay tiền ngân hàng mới là hành vi vi phạm pháp luật, do đó, những hành vi này sẽ bị vô hiệu do không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể trong giao dịch này bạn không tự nguyện tham gia mà mọi việc do chồng bạn tự ý thực hiện.

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

Do đó, anh trai bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự như sau:

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
…”

Ngoài ra, chồng bạn còn có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
…”

Trong trường hợp này, việc chồng bạn giả mạo chữ ký để thế chấp sổ đỏ vay tiền một ngân hàng là hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản nên có thể bị truy tố về tội danh này. Để xác định khung hình phạt cụ thể thì cần căn cứ vào số tiền trên thực tế mà chồng bạn đã chiếm đoạt và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của vụ án.

» Luật sư tư vấn luật hình sự

» Tư vấn luật tài chính, Ngân hàng

Trên đây là nội dung tư vấn về giả mạo chữ kỹ của người khác để vay tiền có phạm tội gì? Nếu bạn còn thắc mắc hay có câu hỏi liên quan xin liên hệ để được tư vấn: