Dịch vụ quản tài viên quản lý, thanh lý tài sản, phá sản doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản thì cần thuê Quản tài viên quản lý, thanh lý tài sản cho doanh nghiệp để bảo đảm quyền lợi của các bên theo quy định pháp luật.
Mục lục bài viết
Thuê dịch vụ quản tài viên quản lý, thanh lý tài sản, phá sản doanh nghiệp
Quản tài viên quản lý, thanh lý tài sản là những hình thức nhân danh cá nhân, tổ chức để thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản theo sự chỉ định của Tòa án.
1. Quản tài viên, Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Quản tài viên, Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là chủ thể đóng vai trò trung gian tham gia vụ việc phá sản nhằm thực hiện việc quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán kể từ thời điểm được Thẩm phán chỉ định và kết thúc khi chấp hành viên thi hành xong quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Theo quy định của Luật Phá sản năm 2014 thì Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.
2. Vai trò của Quản tài viên, Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Để tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, đồng thời để tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ việc phá sản được nhanh chóng, chính xác hơn và mang lại hiệu quả cao thì không thể thiếu được vai trò quan trọng của Quản tài viên, Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Vai trò của những chủ thể này đã được luật hóa trong Luật Phá sản năm 2014. Theo đó, khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc phá sản, Quản tài viên, Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có vai trò thể như sau:
Thứ nhất, thực hiện việc quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, bao gồm các hoạt động như:
– Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;
– Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản;
– Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật; (v) Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;
– Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản; (vii) Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;
– Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;
– Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.
Thứ hai, đại diện cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp đó không có người đại diện theo pháp luật.
Thứ tư, xem xét và đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau:
– Thu thập tài liệu, chứng cứ;
– Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp;
– Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Quyền và nghĩa vụ của Quản tài viên, Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
a. Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, gồm:
– Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;
– Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản;
– Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
– Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;
– Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản;
– Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;
– Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;
– Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.
b. Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.
c. Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
d. Đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau:
– Thu thập tài liệu, chứng cứ;
– Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp;
– Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.
e. Được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
f. Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
» Dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp
Thuê dịch vụ quản tài viên quản lý, thanh lý tài sản, phá sản doanh nghiệp: