Đăng ký kết hôn ở nơi tạm trú có được không?

Đăng ký kết hôn ở nơi tạm trú có được không? Do công việc nên nhiều bạn trẻ không còn ở nơi thường trú, vậy đăng ký kết hôn ở nơi tạm trú như thế nào?

 1. Căn cứ pháp lý:
– Điều 17, Điều 18 Luật hộ tịch 2014;
– Điều 12 Luật Cư trú 2013;
– Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

2. Đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú
– Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014:

“Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

– Quy định về đăng ký kết hôn nơi tạm trú:
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì:
“Điều 10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn
Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:
1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.”

– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú 2013:
“Điều 12. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú”.

Như vậy, hai bạn có thể đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đăng ký tạm trú tại Hà Nội.

– Căn cứ quy định tại Điều 18 Luật hộ tịch 2014 và Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch:
Hồ sơ đăng ký kết hôn bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu);
Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn được quy định tại thông tư số 15/2015/TT-BTP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CPngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.
+ Chứng minh thư hay hộ chiếu của cả hai bên;
+ Hộ khẩu thường trú hay giấy đăng ký tạm trú của cả hai bên;
+ Nếu một trong hai bên đã có vợ /chồng nhưng đã ly hôn hoặc đã chết, thì bên đó cần phải nộp bản sao quyết định của tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử.

» Mẫu đơn xác nhận tình trạng hôn nhân

» Đăng ký kết hôn cần những giấy tờ gì, nộp ở đâu?