Cơ quan nào có thẩm quyền nhận đơn khiếu nại? Cần gửi đơn khiếu nại đến cơ quan nào? Không đồng ý với một quyết định hành chính, hành vi hành chính. Tôi cần gửi đơn khiếu nại theo trình tự thủ tục thế nào? Vậy đơn khiếu nại lần đầu, đơn khiếu nại lần thứ hai gửi ở đâu?
Cơ quan nào có thẩm quyền nhận đơn khiếu nại?
Hiện nay, pháp luật cũng có quy định cho phép những người có quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình được phép khiếu nại những người, những cơ quan, tổ chức, đơn vị xâm phạm để xem xét lại những quyết định, những hành vi đó một cách công khai, đúng người, đúng quy định.
1. Đơn khiếu nại lần đầu được gửi đến cơ quan nào?
Theo quy định của pháp luật thì có thể hiểu khiếu nại là việc các công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại đã quy định rõ, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình nhằm đưa ra cách xử lý đúng người. công khai, minh bạch, đúng theo quy định của pháp luật.
Đơn khiếu nại lần đầu gửi đến thủ trưởng nơi cơ quan nhà nước đang xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình cụ thể bao gồm những người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại như sau:
+ Theo quy định của pháp luật thì chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp có thẩm quyền xem xét đơn khiếu nại lần đầu của mình đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
+ Trong phạm vi nhiệm vụ của mình thì thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
+ Theo quy định của pháp luật thì giám đốc sở và cấp tương đương giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;
+ Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
+ Trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan chính phủ gọi chung là thủ trưởng cơ quan thuộc bộ) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp khi có đơn khiếu nại của người có quyền và nghĩa vụ bị xâm phạm.
+ Theo quy định của pháp luật thì bổ trưởng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp theo phân cấp của pháp luật.
+ Hiện nay, thì tổng tranh tra chính phủ có nhiệm vụ giúp cho Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Nếu trong trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
+ Chánh thanh tra các cấp có thẩm quyền giúp các thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao. Ngoài ra, chánh thanh tra còn có nhiệm vụ giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Nếu trong những trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
+ Theo nhiệm vụ, quyền hạn thì thủ tướng chính phủ có thẩm quyền lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ quy định của pháp luật. Ngoài ra, thì thủ tướng còn có thẩm quyền chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Đơn khiếu nại lần 2 nộp ở đâu?
+ Trong phạm vi nhiệm vụ của mình thì chủ tịch ủy ban nhân dân cấp quận, huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
+ Đối với việc giải quyết đơn khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết sau khi giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu theo quy định.
+ Theo quy định của pháp luật thì chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. Ngoài ra, thì chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
+ Bổ trưởng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết và giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.