Đơn kháng cáo quá hạn nộp ở đâu?

Đơn kháng cáo quá hạn nộp ở đâu? Khi lý do kháng cáo là chính đáng thì người nộp đơn kháng cáo quá hạn cho tòa án cấp sơ thẩm. Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm.

Nộp đơn kháng cáo quá hạn ở đâu?

1. Nộp đơn kháng cáo

Nộp đơn kháng cáo thực hiện việc nộp đơn của mình theo như căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 272 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định nơi tiếp nhận đơn kháng cáo như sau:

“7. Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của Bộ luật này.”

2. Tòa án kiểm tra đơn kháng cáo quá hạn

Kiểm tra đơn kháng cáo tại Điều 274 BLTTDS

“1. Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định tại Điều 272 của Bộ luật này.

2. Trường hợp đơn kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.”

Khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn có kèm theo các tài liệu, chứng cứ, Toà án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.

Khi nhận hồ sơ kháng cáo quá hạn, cần phải kiểm tra xem Tòa án cấp sơ thẩm đã có văn bản yêu cầu người kháng cáo tường trình cụ thể bằng văn bản về lý do kháng cáo quá hạn và xuất trình tài liệu, chứng cứ, nếu có, để chứng minh việc kháng cáo quá hạn là có lý do chính đáng.

Để đảm bảo việc xét kháng cáo quá hạn trong thời hạn 10 ngày, Toà án cấp phúc thẩm (Phòng nghiệp vụ, Phòng hành chính tư pháp) phải theo dõi riêng việc thụ lý tiểu hồ sơ việc kháng cáo quá hạn để kịp thời lên lịch trình lãnh đạo Toà thành lập Hội đồng xét kháng cáo quá hạn.

Viện kiểm sát tham gia phiên họp xét kháng cáo quá hạn theo hướng dẫn tại tiểu mục 5.5 phần I Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP.

Sau khi Phòng nghiệp vụ hoặc bộ phận chuyên môn của Toà án cấp phúc thẩm lên lịch trình lãnh đạo Toà quyết định việc mở phiên họp xét việc kháng cáo quá hạn. Sau khi có kết quả của việc xét kháng quá hạn, Toà án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định giải quyết kháng cáo quá hạn cho người kháng cáo và Toà án cấp sơ thẩm.

–  Trường hợp Toà án cấp sơ thẩm chỉ gửi tiểu hồ sơ kháng cáo quá hạn thì sau khi xét kháng cáo quá hạn Toà án cấp phúc thẩm phải chuyển đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo về Toà án cấp sơ thẩm. Nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo cho người kháng cáo quá hạn biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm.

–  Trong trường hợp vụ án có nhiều đương sự, nhưng có người kháng cáo đúng hạn, có người kháng cáo quá hạn, thì Toà án cấp sơ thẩm gửi về Toà án cấp phúc thẩm toàn bộ hồ sơ, đơn kháng cáo đúng hạn, đơn kháng cáo quá hạn, đơn kháng cáo quá hạn có kèm theo các tài liệu chứng cứ về lý do kháng cáo quá hạn, để Toà án cấp phúc thẩm xét kháng cáo quá hạn trước (trong thời hạn 10 ngày) sau đó Toà án cấp sơ thẩm  làm thủ tục thông báo kháng cáo bổ sung (nếu Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo quá hạn).

Như vậy, theo quy định trên thì người nộp đơn kháng cáo quá hạn nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm để kiểm tra đơn kháng cáo quá hạn.

» Mẫu đơn kháng cáo quá hạn, tường trình kháng cáo quá hạn