Có được uỷ quyền cho người khác nộp và ký đơn khởi kiện. Bảo đảm quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự là một nguyên tắc quan trọng trong tố tụng dân sự. trong thực tiễn tố tụng dân sự tại các Tòa án, việc thực hiện nguyên tắc này còn nhiều cách vận dụng, áp dụng khác nhau, nhất là trong việc ủy quyền cho người khác khởi kiện thay.
Mục lục bài viết
Đại diện là một chế định quen thuộc trong pháp luật dân sự. Đại diện mang nghĩa thay, theo đó một cá nhân hoặc pháp nhân khi đáp ứng điều kiện được pháp luật quy định có thể thay mặt cho một cá nhân, pháp nhân khác tham gia giao dịch, công việc hoặc các quan hệ khác phát sinh trong cuộc sống.
Việc đại diện có thể được phát sinh do quy định bắt buộc của pháp luật hoặc được phát sinh trên nhu cầu và thỏa thuận giữa hai bên người đại diện và người được đại diện, hình thành hai khái niệm đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.
Các trường hợp đại diện đương nhiên của cá nhân theo quy định của pháp luật được liệt kê tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm những trường hợp sau:
Đại diện theo ủy quyền của cá nhân là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền của người đại diện và người được đại diện. Là khi một người tuy có đủ năng lực hành vi dân sự nhưng không muốn trực tiếp sử dụng năng lực đó mà ủy quyền cho người khác nhân danh mình thực hiện.
Một người có thể ủy quyền cho nhiều người cùng làm một công việc trong cùng một lúc, tuy nhiên, nghĩa vụ của mỗi người không nhất thiết là liên đới mà có thể là nghĩa vụ riêng rẽ.
Quan hệ đại diện theo ủy quyền có thể chấm dứt theo thỏa thuận của hai bên.
Điểm a khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định rõ việc người khởi kiện có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
Cũng tại điểm a khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, pháp luật quy định cá nhân phải tự mình ký vào đơn khởi kiện mà không được nhờ người khác ký thay.
Như vậy, tuy người khởi kiện có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện nhưng phải tự mình ký vào đơn khởi kiện đó. Quy định này mâu thuẫn với quy định về phạm vi đại diện theo Bộ luật Dân sự và quy định về quyền khởi kiện tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Cụ thể, Điều 186 cho phép người khởi kiện được thực hiện thủ tục khởi kiện thông qua người đại diện của mình, được hiểu là có thể ủy quyền cho người khác thực hiện tất cả công việc khởi kiện bao gồm việc ký đơn khởi kiện. Tuy nhiên, điểm a khoản 2 Điều 189 lại quy định người đại diện của người khởi kiện không được quyền ký tên vào đơn khởi kiện.
Đây là một trong những quy định gây mâu thuẫn của luật dân sự. Để đảm bảo việc khởi kiện diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian, người khởi kiện nên tự mình ký vào đơn khởi kiện.
Trường hợp người khởi kiện không thể tự mình làm và ký đơn khởi kiện (người không biết chữ, người khiếm thị,…), đơn khởi kiện do người khác làm và ký hộ nhưng phải có sự làm chứng của người có năng lực tố tụng dân sự.
Tổ chức là pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật cũng như tham gia vào việc xác lập, thực hiện các giao dịch sự thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luật đó.
Như vậy, trong trường hợp pháp nhân có nhu cầu khởi kiện do phát sinh tranh chấp với các cá nhân, pháp nhân khác, việc khởi kiện nói chung và làm đơn, ký đơn khởi kiện nói riêng được thực hiện bởi chính người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc người ủy quyền của người đại diện đó.
» Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án dân sự ra tòa án
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức mới theo hướng…
Địa chỉ các cơ quan tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm hoạt động…
Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi chứng nhận…
Thuê Luật sư hòa giải đối thoại tại Tòa án. Đây là một giai đoạn…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo