Chuyển hóa các loại tội phạm, chuyển hóa tội danh

Chuyển hóa các loại tội phạm, chuyển hóa tội danh. Về nguyên tắc, khi một người thực hiện hành vi cấu thành tội được Bộ Luật hình sự quy định thì sẽ cấu thành tội danh đó. Tuy nhiên, diễn biến hành vi tội phạm không phải lúc nào cũng đồng nhất với hành vi Luật định, mà trong một số trường hợp hành vi diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau. Chính vì vậy, hình thành các quy định về chuyển hóa tội phạm.

Những quy định về chuyển hóa tội phạm không được quy định cụ thể trong luật, mà được Hội Đồng thẩm phán, TANDTC, VKSNNTC và các cơ quan liên quan đưa ra trong quá trình xét xử. Các bạn có thể xem các văn bản như Nghị quyết số 01/HDTP-NQ năm 1989, thông tư số 02/2001/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP (tuy nhiên những văn bản này chỉ mang tính chất tham khảo bởi nó hướng dẫn cho Luật cũ, mặc dù vậy bản chất tội phạm vẫn như vậy, nên chúng ta có thể áp dụng để đợi cơ quan chức năng ban hành những văn bản hướng dẫn cho Luật mới – Bộ Luật hình sự 2015, được sửa đổi bổ sung 2017

1. Sau đây là tổng hợp về một số trường hợp chuyển hóa tội phạm:

– Tội cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản chuyển hoá thành cướp tài sản khi thỏa các dấu hiệu sau:
+ Đang thực hiện hành vi cướp giật, trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt tài sản,
+ Bị phát hiện (bị phát hiện tại thời điểm thực hiện hành vi chứ không phải một khoản thời gian sau)
+ Người phạm tội dùng vũ lực tấn công nạn nhân (có thể cả người khác),
+ Nhằm lấy, giữ, chiếm đoạt bằng được tài sản

– Một số trường hợp cụ thể:

+ Trộm tài sản => bị phát hiện (chưa lấy được tài sản) => dùng vũ lực nhằm lấy tài sản và trốn thoát => cướp tài sản

+ Đang chiếm đoạt tài sản => bị phát hiện => dùng vũ lực để lấy tài sản => cướ

+ Đã chiếm đoạt được tài sản => bị phát hiện => Dùng vũ lực để giữ bằng được tài sản => Cướp

+ Đã chiếm đoạt được tài sản => Bị phát hiện => Dùng vũ lực để tẩu thoát những vẫn cố giữ bằng được tài sản => Cướp.

2. Trường hợp, tội phạm đang thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, cướp giật tài sản mà bị phát hiện, tội phạm dùng vũ lực nhằm tẩu thoát (không nhằm mục đích giữ tài sản) => Không chuyển hóa. Trong trường hợp này ta áp dụng tình tiết tăng nặng “hành hung để tẩu thoát” đối với các tội danh đã thực hiện.

3. Trường hợp thực hiện các tội chiếm đoạt tài sản, nhưng dùng vũ lực gây thương tích cho nạn nhân hoặc gây chết người.

– Cướp tài sản
+ Gây thương tích: Áp dụng tình tiết tăng nặng (vì bản chất tội cướp tài sản đã bao hàm hành vi dùng vũ lực)
+ Gây chết người:
. Vô ý chết người: Áp dụng tình tiết tăng nặng điểm c khoản 4 điều 169 Bộ luật hình sự 2015
. Cố ý làm chết người: Tội giết người theo Điều 123 => (Xử hai tội).

– Cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tìa sản
+ Gây thương tích: Tội cố ý gây thương tích Điều 134 (vì bản chất hành vi các tội danh trên không có dùng vũ lực) => (Xử hai tội).
+ Gây chết người:
. Vô ý chết người: Áp dụng tình tiết tăng nặng
. Cố ý làm chết người: Tội giết người Điều 123 => ( Xử hai tội).

» Các giai đoạn thực hiện tội phạm
» Tư vấn luật hình sự

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo