Các công đoạn thu hồi nợ hiệu quả cho doanh nghiệp? Công việc thu hồi nợ không phải ai cũng có thể đảm nhận và hoàn thành tốt. Đó là công việc hết sức khó khăn mà người làm công tác thu hồi nợ cần có bản lĩnh đặc thù cùng với các kỹ năng thu hồi công nợ.
I. Lên tiến độ thu hồi nợ:
Công tác thu hồi nợ cũng như các công việc khác. Cần có công đoạn và kế hoạch để đảm bảo hiệu quả trong công việc.
Thực tế, dù doanh nghiệp đã cẩn thận khi đưa ra chính sách bán chịu và tìm mọi cách đảm bảo thu nợ đúng hạn thì tình hình nợ quá hạn, nợ khó đòi vẫn diễn ra. Lùc này, tùy từng đối tượng khách hàng, tùy mức độ nợ mà doanh nghiệp sẽ có những cách xử lý khác nhau. Để đòi nợ hiệu quả, ngoài những kỹ năng cần có của người thu hồi nợ, bạn cần có công đoạn thu hồi nợ hợp lý cấn có kế hoạch thu hồi nợ.
II. Kế hoạch thu hồi công nợ bao gồm:
1. Xác định số tiền tối thiểu cần đòi từ mỗi khách nợ
Đây là công việc đầu tiên bạn ần làm trước khi tiến hành bắt tay vào công tác thu hồi nợ. Tất nhiên, việc này buộc bạn phải phân tích ngân sách để tìm ra số tiền tối thiểu mà bạn cần phải có để duy trì hoạt động kinh doanh. Việc lên ngân sách tối thiểu này giúp bạn có kế hoạch triển khai thu hồi nợ cụ thể, để lấy làm kết quả đo lường công việc thụ nợ.
2. Phân loại khách nợ
Khách nợ có nhiều loại. Chủ doanh nghiệp nên chia khách nợ thành hai nhóm theo tiêu chí: quan trọng và có thể chấm dứt hợp tác. Bạn sẽ cố gắng không làm mất lòng nhóm khách nợ quan trọng, nhưng có thể tỏ ra cứng rắn đối với nhóm kia. Lên kế hoạch phân loại khách nợ giúp bạn phân chia để chuẩn bị các tài liệu cũng như kỹ năng ứng phó với từng nhóm cụ thể.
3. Chọn người thu hồi nợ
– Nên để sếp hay nhân viên đi đòi nợ. câu hỏi này dường như vân có nhiều quan điểm trái chiều nhau. Không phải ai cũng có kỹ năng đòi nợ nên chủ doanh nghiệp phải chọn người phù hợp nhất trong số nhân viên để tới gặp khách nợ. Người đó có thể thuộc bộ phận kế toán hoặc là một nhân viên có mối quan hệ tốt nhất với khách nợ.
– Nếu chọn người đang trực tiếp tương tác với khách nợ trước đó vì: Họ là người hiểu rõ về hồ sơ vụ việc và khoản nợ cần thu hồi, không mất thời gian nghiên cứu hồ sơ, hiểu rõ về khách nợ, tâm sinh lý, tính cách, thói, quen, sở thích, không mất thời gian tìm hiểu về khách nợ.
– Tránh cho khách nợ có cảm giác bị ép buộc, gây áp lực, truy nợ khi người đòi nợ không phải là người thường xuyên tương tác.
4. Nhắc khách nợ thanh toán trước khi nợ đến hạn
Khoảng 10 ngày trước khi khách nợ đến hạn phải thanh toán, bạn nên nhắc nhở họ chuẩn bị tiền. Bạn có thể gửi emmail nhắc nhở khách nợ.
Cũng có thể, Đối với một số trường hợp khách nợ đặc biệt, bạn nên sắp xếp một cuộc hẹn để trao đổi trước. Trong cuộc nói chuyện bạn không nên tỏ ra gay gắt hay tỏ vẻ sốt ruột. Nếu bạn làm đúng như thế, khả năng khách nợ trả nợ sẽ cao hơn. Nếu họ nói họ có vài vấn đề, bạn hãy đề nghị gặp mặt trực tiếp để tìm hiểu nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình hình. Nếu không chúng ta sẽ áp dụng các biện pháp để đòi nợ.
5. Đàm phán với khách nợ
– Thu hồi nợ bằng kỹ năng. Đây là bước quan trọng nhất trong quỳ trình thu hồi nợ đòi hỏi bạn phải có nghệ thuật khéo léo để thu hồi nợ thành công. Tránh dùng đến luật pháp thu hồi nợ, tốn kém chi phí và không giữ được mối quan hện tốt với khách hàng.
– Nghệ thuật trong đàm phán là rất quan trọng, đòi hỏi bạn khéo léo trong giao tiếp, linh hoạt trong ứng xử, có lúc phải mềm dẻo nhưng có lúc phải cứng rắn kiên quyết tùy thao tinh hình thái đọ của khách nợ.
Một công thức hiệu quả trong quá trình đàm phán đó là bạn có thể
– Vạch ra kế hoạch trả nợ cho khách hàng.
Khả năng thu nợ sẽ lớn hơn nếu bạn chấp nhận cho đối tác trả theo nhiều đợt. Mức lãi suất 5% dành cho số tiền nợ còn lại là mức mà khách nợ có thể chấp nhận. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng nên thảo luận về những lần mua hàng trong tương lai. Bạn nên nói rằng bạn sẽ không thực hiện bất kỳ giao dịch nào cho đến khi khoản nợ được thanh toán hết, hoặc chỉ bán hàng nếu đối tác trao tiền mặt ngay.
– Chấp nhận thanh toán bằng hàng:
Trong trường hợp cần thiết bạn có thể cho đối tác thanh toán bằng hàng hóa của họ rồi đem bán chúng để lấy tiền. Cách này có thể giúp không phải vay tiền và tăng tốc độ lưu chuyển của dòng vốn. Tất nhiên, bạn chỉ nên chấp nhận những hàng hóa dễ bán và giá trị hàng hóa phải lớn hơn tiền nợ một chút. Bằng cách tỏ ra dễ tính với khách nợ, bạn sẽ giành được sự biết ơn của họ. Khi tình hình kinh doanh của khách nợ tiến triển, họ sẽ gắn bó với bạn hơn. Đây cũng được coi là một cách đòi nợ hiệu quả.
6. Nhờ đến toà án để đòi nợ
– Thu hồi nợ bằng pháp lý Kiện cáo là giải pháp đã được các doanh nghiệp ít tính tới, nhưng khi doanh nghiệp đụng phải khách nợ cố tình lẫn tránh, thiếu trách nhiệm hoặc thanh toán chậm, nhỏ giọt thì toà án là cách đòi nợ hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, đây được xem là giải pháp cuối cùng, khi tất cả những cách thức đòi nợ khác đều không hiệu quả, vì giải pháp này rất mất thời gian (có khi cả năm), lại tốn kém (chi phí thuê luật sư, chuẩn bị đơn kiện). Ngoài ra, kiện cáo chỉ thực sự hiệu quả khi doanh nghiệp có đề cập rõ ràng trong hợp đồng rằng nếu khách nợ vi phạm thì sẽ phải chịu các hình thức xử lý (như truy thu tài sản).
7. Cẩn trọng ngay từ khâu bán chịu
Trong khi các khoản nợ chiếm tới 20-30% tổng tài sản của doanh nghiệp. Những khoản nợ khó đòi thường đưa vốn lưu động của doanh nghiệp vào tình thế bế tắc và rủi ro. Vì thế, doanh nghiệp nào cũng muốn kiểm soát và hạn chế tối đa tình trạng bị nợ.
Cẩn trọng ngay từ khâu bán chịu là cách tốt nhất để hạn chế các khoản nợ
Phần lớn các khoản nợ khó đòi đều phát sinh từ chính sách bán chịu của họ. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện tại, đưa ra những điều kiện cho nợ, nhất là cho kéo dài thời gian thanh toán, có vẻ còn hấp dẫn hơn là chào hàng giá rẻ. Từ đó, rủi ro nợ quá hạn, nợ không thanh toán gia tăng.
Cách tốt nhất để hạn chế rủi ro từ nợ là vẫn bán chịu nhưng cẩn trọng hơn trong việc đặt ra tiêu chuẩn, điều khoản cũng như thời hạn bán chịu. Tiêu chuẩn xét bán chịu nên dựa trên mức vốn, khả năng trả nợ, uy tín, thông tin về tín dụng của khách nợ trong quá khứ… Ngoài ra, doanh nghiệp cần tính xem nên bán chịu ở mức nào, khi nào nên nới lỏng, khi nào nên thắt chặt để vừa giữ chân của họ, vừa hạn chế rủi ro trong việc không đòi được nợ. Do vậy cách đòi nợ hiệu quả nhất chính là hạn chế sự phát sinh của các khoản nợ khó đòi.
Trên đây là các bước trong công đoạn thu hồi nợ. Tùy từng đối tượng khách nợ, bạn có thể phân tích tình hình khách hàng và linh hoạt áp dụng công đoạn này. Có thể tuân theo trình tự các bước vì thu hồi nợ là một nghệ thuật, do vậy bạn cần có nghệ thuật để đòi nợ thành công!