Các phương pháp thu hồi nợ

Các phương pháp thu hồi nợ cho doanh nghiệp để khách hàng có cái nhìn tổng quan về thu hồi nợ, bản chất?
Thu hồi nợ là yêu cầu khách nợ thanh toán cho chủ nợ các khoản tiền, tài sản khác đến hạn/quá hạn mà khách nợ phải trả cho chủ nợ theo Hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa chủ nợ và khách nợ hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Ý nghĩa của việc thu hồi nợ:
+ Đảm bảo sự lành mạnh về tài chính của cá nhân, doanh nghiệp,
+ Đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp, tài chính của cá nhân.
+ Quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, cá nhân và tránh rủi ro trong hoạt động Kinh doanh.

Nội dung thu hồi nợ
+ Xác định giá trị khoản nợ, đôn đốc khách nợ trả nợ, thu nợ
+ Liên hệ, làm việc với tổ chức hoặc cá nhân có liên quan để thu nợ
+ Quy trình thu hồi nợ và các biện pháp áp dụng trong quá trình thu hồi nợ

Người phụ trách thu hồi nợ
+ Có nhiều ý kiến cho rằng nên cử Lãnh đạo là người phụ trách thu hồi nợ vì đây là người có kiến thức, tầm nhìn, đặc biệt là có khả năng quyết định mọi việc ngay, không cần phải mất thời gian báo cáo, xin ý kiến. Đặc biệt người này sẽ thể hiện được cái uy trên tầm với người phụ trách thanh toán nợ của bên khách nợ. Việc thu hồi nợ sẽ dễ dàng hơn.
+ Cũng có ý kiến cho rằng, nên để nhân viên của bộ phận thu hồi nợ hoặc nếu không là một nhân viên kế toán, bộ phận liên quan bất kỳ phụ trách, tùy vào tính chất phức tạp, giá trị của từng khoản nợ mà chọn những người nhân viên phù hợp. Làm như vậy sẽ giải quyết được vấn đề quá tải cho lãnh đạo với những sự vụ không cần thiết.
+ Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan của tác giả, chúng tôi khuyên nên chọn người đang trực tiếp tương tác với khách nợ trước đó vì:
+ Hiểu rõ về hồ sơ vụ việc và khoản nợ cần thu hồi : Không mất thời gian nghiên cứu hồ sơ
+ Hiểu rõ về khách nợ: Tâm sinh lý, tính cách, thói quen, sở thích, không mất thời gian tìm hiểu về khách nợ. Hiệu quả thu hồi nợ sẽ cao hơn.
+ Tránh cho khách nợ có cảm giác bị ép buộc, gây áp lực, truy nợ khi người đòi nợ không phải là người thường xuyên tương tác.

​Lưu ý: Cách chọn này chỉ áp dụng trong giai đoạn đàm phán, thương lượng. Nếu đàm phán,thương lượng không thành. Chúng ta sẽ bước sang giai đoạn pháp lý, lúc ấy sẽ cần đến những người phụ trách hoặc hỗ trợ người phụ trách thiên về tính chuyên môn.

Hồ sơ thu hồi nợ cần có:
+ Hợp đồng hoặc giấy tờ có giá trị tương đương chứng minh quyền đòi nợ hoặc băng ghi âm, ghi hình…
+ Giấy tờ chứng minh chủ nợ đã hoàn thành nghĩa vụ khác trước khi phát sinh quyền đòi nợ.
+ Các văn bản xác nhận nợ giữa hai bên (nếu có)
+ Các thư từ, văn bản trao đổi giữa chủ nợ và khách nợ liên quan đến khoản nợ cần thu hồi.

Làm gì để thu hồi nợ có hiệu quả:
+ Tìm hiểu kỹ, đánh giá hồ sơ thu hồi nợ.
+ Tìm hiểu kỹ về khách nợ trước khi tiến hành các cách thức thu hồi nợ
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của chủ nợ đối với khách nợ trong văn bản đã ký
+ Lựa chọn người phụ trách thu hồi nợ phù hợp
+ Lựa chọn phương pháp, cách thức thu hồi nợ phù hợp cho từng giai đoạn

Các phương pháp thu hồi nợ hiệu quả:

1. Phương pháp đàm phán thương lượng trong thu hồi nợ
Bằng mọi giá phải thu hồi nợ được ở trong giai đoạn này bởi:
– Có cơ hội tiếp tục cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách nợ.
– Tránh tổn hại về sức khỏe, tâm lý, tinh thần, tính mạng…
– Có thể thu hồi nợ đối với cả trường hợp khách nợ không có tài sản, hồ sơ thu hồi nợ không thể khởi kiện để thu hồi bằng biện pháp pháp lý
– Tiết kiệm tài chính, thời gian.
– Giữ lại tình cảm với khách nợ ​

Các bước đàm phán, thương lượng thành công:
Bước 1. Sắp xếp hồ sơ, nghiên cứu, đánh giá hồ sơ nợ
Bước 2. Tìm kiếm các thông tin liên quan đến khoản nợ
Bước 3. Tìm ra điểm yếu của khách nợ
Bước 4. Xây dựng kế hoạch thu nợ
Bước 5. Thực hiện kế hoạch thu nợ
Bước 6. Đánh giá, ghi nhận và xây dựng kế hoạch tiếp theo.

Có 3 phương pháp đàm phán, thương lượng chủ yếu dẫn đến việc thu hồi nợ thành công
– Đàm phán, thương lượng- phương pháp tình cảm
– Đàm phán, thương lượng- phương pháp tác động bên thứ ba
– Đàm phán, thương lượng- phương pháp gây sức ép

2. Phương pháp pháp lý trong thu nợ:
– Khởi kiện: Đây là biện pháp được sử dụng khi nỗ lực đàm phán, thương lượng không thành. Biện pháp này sẽ làm hao tổn thời gian, công sức và tài chính của cả chủ nợ, chính vì thế cần phải thực hiện đúng, kỹ lưỡng theo trình tự sau:
+ Tập hợp hồ sơ khởi kiện
+ Xem xét hồ sơ khởi kiện
+ Nộp tiền tạm ứng án phí, thụ lý vụ án
+ Thông báo về việc thụ lý vụ án
+ Bản tự khai
+ Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn
+ Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
+ Sao chụp hồ sơ, tài liệu
+ Hoà giải và chuẩn bị xét xử
+ Phiên tòa sơ thẩm
Tố Cáo thu hồi nợ.

» Luật sư tư vấn khởi kiện đòi nợ

» Trình tự thu hồi nợ nên biết

Các phương pháp thu hồi nợ đúng pháp luật: