Tòa án trưng cầu giám định tâm thần cho bị can, bị cáo khi nào? Tố tụng hình sự đã có những quy định rất rõ ràng, cụ thể và rất dễ áp dụng. Tuy nhiên, khi liên ngành Trung ương ban hành Thông tư liên tịch, thống nhất hướng dẫn thi hành đối với điều luật cụ thể đó thì lại có sự mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định của điều luật được hướng dẫn.
Tòa án trưng cầu giám định tâm thần cho bị can, bị cáo khi nào?
Cụ thể tại Khoản 1 Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự và quy định tại điểm đ, Khoản 2, Điều 3 Thông tư liên tịch số 02/2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Thông tư liên tịch số 02/2017).
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 447 Bộ luật Tố tụng hình sự
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 447 Bộ luật Tố tụng hình sự
“Khi có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật Hình sự thì tuỳ từng giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần.”.
Bên cạnh đó, Khoản 1, Điều 451 Bộ luật tố tụng hình sự quy định
Bên cạnh đó, Khoản 1, Điều 451 Bộ luật tố tụng hình sự quy định
“Sau khi thụ lý vụ án, nếu có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo không có năng lực trách nhiệm hình sự thì Tòa án trưng cầu giám định pháp y tâm thần”.
Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự là rất cụ thể “tùy từng giai đoạn tố tụng” mà mỗi cơ quan khi có sự nghi ngờ về tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo thì sẽ tiến hành các thủ tục trưng cầu giám định để xác định về tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo.
Tuy nhiên, khi ban hành Thông tư liên tịch số 02/2017, tại điểm đ, Khoản 2, Điều 3 của Thông tư liên tịch có quy định việc xác định bị can, bị cáo có năng lực trách nhiệm hình sự hay không là chứng cứ quan trọng và quy định đó là một trong các căn cứ để trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Cụ thể:
“2. Khi thiếu chứng cứ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Viện kiểm sát, Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
…..
“đ. Chứng cứ để chứng minh “có năng lực trách nhiệm hình sự không” là chứng cứ xác định khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự chưa; có mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không; nếu có thì mắc bệnh đó vào thời gian nào, trong giai đoạn tố tụng nào”.
Rõ ràng có sự mâu thuẫn trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Thông tư liên tịch số 02/2017. Nếu thực hiện theo Bộ luật tố tụng hình sự thì tùy theo giai đoạn tố tụng các cơ quan tiến hành tố tụng đều có trách nhiệm trưng cầu giám định để xác định tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư tịch số 02/2017 thì chỉ có Cơ quan điều tra có trách nhiệm trong việc xác định tình trạng tâm thần của bị can. Vì đó là một trong các căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Đơn cử như trong trường hợp, trong quá trình điều tra, truy tố, cả Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đều không có sự nghi ngờ gì về tình trạng tâm thần của bị can nên Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với bị can và sau đó Viện kiểm sát cũng có Cáo trạng truy tố bị can. Tuy nhiên, sau khi thụ lý vụ án, Tòa án cho rằng bị can có những bất thường về mặt hành vi, tâm thần nên đã ra quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung yêu cầu xác định tình trạng tâm thần của bị can để làm căn cứ giải quyết vụ án.
Không đồng ý với yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát đã viện dẫn quy định tại Khoản 1, Điều 447 và Khoản 1, Điều 451 Bộ luật tố tụng hình sự giữ nguyên quan điểm truy tố và cho rằng cơ quan có trách nhiệm trưng cầu giám định tâm thần cho bị can trong giai đoạn này là Tòa án có thẩm quyền thụ lý.
Tiếp đó, Tòa án lại có công văn trong đó nêu rõ căn cứ tại điểm đ, Khoản 2, Điều 3 của Thông tư liên tịch số 02/2017 để quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Không thể cứ mỗi người một căn cứ rồi đùn đẩy trách nhiệm cho nhau nên Viện kiểm sát phải chấp nhận việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa và sau đó có quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho Cơ quan điều tra thực hiện nội dung yêu cầu của Tòa án.
Sự việc sẽ không dừng lại ở đó nếu Cơ quan điều tra lại tiếp tục viện dẫn các quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự để yêu cầu Viện kiểm sát phải có trách nhiệm trưng cầu giám định trong trường hợp này. Rồi Viện kiểm sát lại viện dẫn căn cứ trong Thông tư liên tịch số 02/2017 trả hồ sơ để điều tra bổ sung…. mọi việc cứ trong vòng lẫn quẫn, mỗi cơ quan một căn cứ. Vậy một câu hỏi đặt ra là “khi nào pháp luật buộc Tòa án phải trưng cầu giám định tâm thần cho bị can, bị cáo?”
Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự là rất cụ thể “tùy từng giai đoạn tố tụng” mà mỗi cơ quan khi có sự nghi ngờ về tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo thì sẽ tiến hành các thủ tục trưng cầu giám định để xác định về tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo.
Tuy nhiên, khi ban hành Thông tư liên tịch số 02/2017, tại điểm đ, Khoản 2, Điều 3 của Thông tư liên tịch có quy định việc xác định bị can, bị cáo có năng lực trách nhiệm hình sự hay không là chứng cứ quan trọng và quy định đó là một trong các căn cứ để trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Cụ thể:
“2. Khi thiếu chứng cứ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Viện kiểm sát, Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
…..
“đ. Chứng cứ để chứng minh “có năng lực trách nhiệm hình sự không” là chứng cứ xác định khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự chưa; có mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không; nếu có thì mắc bệnh đó vào thời gian nào, trong giai đoạn tố tụng nào”.
Rõ ràng có sự mâu thuẫn trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Thông tư liên tịch số 02/2017. Nếu thực hiện theo Bộ luật tố tụng hình sự thì tùy theo giai đoạn tố tụng các cơ quan tiến hành tố tụng đều có trách nhiệm trưng cầu giám định để xác định tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư tịch số 02/2017 thì chỉ có Cơ quan điều tra có trách nhiệm trong việc xác định tình trạng tâm thần của bị can. Vì đó là một trong các căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Đơn cử như trong trường hợp, trong quá trình điều tra, truy tố, cả Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đều không có sự nghi ngờ gì về tình trạng tâm thần của bị can nên Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với bị can và sau đó Viện kiểm sát cũng có Cáo trạng truy tố bị can. Tuy nhiên, sau khi thụ lý vụ án, Tòa án cho rằng bị can có những bất thường về mặt hành vi, tâm thần nên đã ra quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung yêu cầu xác định tình trạng tâm thần của bị can để làm căn cứ giải quyết vụ án.
Không đồng ý với yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát đã viện dẫn quy định tại Khoản 1, Điều 447 và Khoản 1, Điều 451 Bộ luật tố tụng hình sự giữ nguyên quan điểm truy tố và cho rằng cơ quan có trách nhiệm trưng cầu giám định tâm thần cho bị can trong giai đoạn này là Tòa án có thẩm quyền thụ lý.
Tiếp đó, Tòa án lại có công văn trong đó nêu rõ căn cứ tại điểm đ, Khoản 2, Điều 3 của Thông tư liên tịch số 02/2017 để quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Không thể cứ mỗi người một căn cứ rồi đùn đẩy trách nhiệm cho nhau nên Viện kiểm sát phải chấp nhận việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa và sau đó có quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho Cơ quan điều tra thực hiện nội dung yêu cầu của Tòa án.
Sự việc sẽ không dừng lại ở đó nếu Cơ quan điều tra lại tiếp tục viện dẫn các quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự để yêu cầu Viện kiểm sát phải có trách nhiệm trưng cầu giám định trong trường hợp này. Rồi Viện kiểm sát lại viện dẫn căn cứ trong Thông tư liên tịch số 02/2017 trả hồ sơ để điều tra bổ sung…. mọi việc cứ trong vòng lẫn quẫn, mỗi cơ quan một căn cứ. Vậy một câu hỏi đặt ra là “khi nào pháp luật buộc Tòa án phải trưng cầu giám định tâm thần cho bị can, bị cáo?”
Theo Võ Thanh Thoại – Nguồn: VKS ND TP Cần Thơ