Tư vấn các tội phạm về chức vụ

Tư vấn các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ, được quy định tại Điều 352 BLHS 2015.

Luật sư tư vấn các tội phạm về chức vụ:

1. Các tội phạm về chức vụ

Các tội phạm về chức vụ được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 chương XXIII từ điều 352 đến điều 366 và được chia làm 2 mục như sau:

– Các tội phạm tham nhũng;
– Các tội phạm khác về chức vụ.

Mục 1. Các tội phạm tham nhũng

Điều 353. Tội tham ô tài sản
Điều 354. Tội nhận hối lộ
Điều 355. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Điều 357. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ
Điều 358. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
Điều 359. Tội giả mạo trong công tác

Mục 2. Các tội phạm khác về chức vụ

Điều 360. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
Điều 361. Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác
Điều 362. Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác
Điều 363. Tội đào nhiệm
Điều 364. Tội đưa hối lộ
Điều 365. Tội môi giới hối lộ
Điều 366. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi

2. Cấu thành tội phạm của một số tội phạm tham nhũng:

Về các tội tham nhũng

 

Tội tham ô tài sản

Tội nhận hối lộ

Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ

Cơ sở pháp lý

Điều 353 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Điều 354 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Điều 355

Điều 356

Khách thể

+ Quan hệ sở hữu (nhà nước)
+ Xâm phạm hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước trong hoạt động quản lý tài sản

+ Xâm phạm uy tín hoạt động của cơ quan tổ chức,
+ Quyền lợi của công dân

+Xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức
+Xâm pham quyền tài sản của người khác

+ Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức
+ Quyền lợi công dân

Loại cấu thành

Cấu thành vật chất

+ Cấu thành hình thức: Chỉ cần có hành vi nhận hối lộ 2 triệu trở lên
+ Cấu thành vật chất: Nhận hối lộ dưới 2 triệu gây hậu quả nghiêm trọng

Cấu thành vật chất

Cấu thành vật chất

Đối tượng

Tài sản:
+ Do người phạm tội quản lý hợp pháp do cương vị công tác đem lại, tài sản thuộc
+ Tài sản thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức
+ Từ 2 triệu trở lên, dưới hai triệu thì thuộc các trường hợp luật định.

Tiền, vật, lợi ích vật chất khác

Tài sản của người khác

 

Mặt khách quan

– Hành vi:
Lợi dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản:
+ Không thực hiện chức trách làm trái quy định với mục đích chiếm đoạt tài sản mình quản lý.
+ Sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép nhưng có liên quan đến cương vị công tác
– Hậu quả: Gây thiệt hại tài sản
– Quan hệ nhân quả

– Hành vi:
+ Lợi dụng chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một công việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
+ Làm một việc trong giới hạn thẩm quyền nhưng trái chức trách
+ Không làm một việc trong giới hạn thẩm quyền mà đáng lẻ phải làm
+ Một việc vượt quá thẩm quyền trên cơ sở sử dụng chức vụ quyền hạn

– Hành vi:
+ Vượt quá phạm vi quyền hạn để chiếm đoạt tài sản
+ Thực hiện trên cơ sở chức vụ quyền hạn (Chức vụ quyền hạn là phương tiện để thực hiện một việc vượt quá trách nhiệm)
– Thủ đoạn: Lợi dụng chức vụ quyền hạn, uy hiếp vào tinh thần, cưỡng đoạt, lừa đảo, lạm dụng sự tín nhiệm trên cơ sở chức vụ quyền hạn.

– Hành vi:
Sử dụng chức vụ quyền hạn nhiệm vụ công tác được giao vì vụ lợi, động cơ cá nhân
– Dạng hành vi:
Hành động hoặc không hành động
– Hậu quả:
Gây thiệt hại tài sản cá nhân, lợi ích nhà nước cơ quan tổ chức

Mặt chủ quan

+ Lỗi: cố ý
+ Động cơ: Chiếm đoạt tài sản

+ Lỗi: Cố ý trực tiếp
+ Động cơ: Vụ lợi

+ Lỗi: Cố ý trực tiếp
+ Động cơ: Vụ lợi

+ Lỗi: Cố ý trực tiếp
+ Động cơ: Vụ lợi, cá nhân

Chủ thể

+ Đủ tuổi
+ Năng lực trách nhiệm hình sự
+ Có chức vụ quyền hạn
+ Có trách nhiệm quản lý tài sản bị chiếm đoạt

+ Tuổi
+ Năng lực TNHS
+ Có chức vụ quyền hạn
+ Người có thẩm quyền trực tiếp giải quyết yêu cầu của người đưa hối lộ

+ Tuổi
+ Năng lực TNHS
+ Có chức vụ quyền hạn

+ Tuổi
+ Năng lực TNHS
+ Có chức vụ quyền hạn

Lưu ý

 

+ Nếu việc làm hay không làm một việc của người nhận hối lộ cấu thành tội tội độc lập thì xử nhiều tội
+ Nhận hối lộ nhưng làm đúng luật vẫn cấu thành tội (khi hai bên có thỏa thuận hối lộ thì tội danh đã xác lập, có thể là đúng pháp luật nhưng trái đạo đức nghề nghiệp
+ Cấp trên nhận hối lộ phân cấp dưới thực hiện: Cấp trên cấp dưới không phạm tội nhận hối hộ mà cấu thành tội khác
+ Đưa hối lộ cho người nhà (Vợ): phạm tội Điều 366, nhận tiền rồi nhưng không gây ảnh hưởng thì xử lừa đảo

 

 

» Tư vấn các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

» Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Luật sư tư vấn, bào chữa Các tội phạm về chức vụ.
Khi quý vị đang vướng mắc về tội chức vụ cần giải đáp hoặc luật sư bào chữa hỗ trợ bên mình xin liên hệ luật sư để được tư vấn, đặt lịch hẹn: