Tư vấn yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản

Tư vấn yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản. Bố mẹ tội chết không để lại di chúc từ năm 1995, anh trai cả tôi đã sang tên đối với di sản là đất mà những người em khác trong gia đình không biết. Đến nay những người em muốn yêu cầu chia thừa kế mảnh đất đó có được không?

» Luật sự tư vấn về tranh chấp thừa kế đất đai

Bố mẹ tôi sinh được 3 người con, 2 anh trai và tôi là em gái. Anh cả làm việc địa phương, anh thứ 2 đi làm xa và lập nghiệp trong miềm nam. Tôi lấy trồng ở nơi khác từ năm 1982 và năm 1984 đến nay. Hàng năm chúng tôi vẫn về thăm gia đình và quê hương. Mẹ tôi mất sớm. Bố tôi mất năm 1995 thọ 85 tuổi và không để lại di chúc gì. Hiện nay chúng tôi biết vợ chồng người anh cả đã làm chủ quyền sử dụng đất mà đứng tên một mình và không hề thông qua chúng tôi. Vậy người anh cả của tôi có vi phạm luật đất đai không? Nếu chúng tôi muốn lấy lại phần đất của mình thì phải làm gì? Người anh trai đi đang sinh sống ở trong nam có được hưởng phần tài sản đó không? Cơ quan quản lý nhà nước cấp chủ quyền sử dụng đất đã vi phạm như thế nào? Diện tích nhà đất là 1.000 m2. Tôi xin cảm ơn.

Nội dung tư vấn:
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định của pháp luật dân sự thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết và kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Tại Điều 656 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 656. Họp mặt những người thừa kế
1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.

2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.”

Như vậy những người thừa kế sẽ thực hiện theo quy định tại khoản 1 điều này để thanh toán và phân chia di sản. Tuy nhiên bố ban đã mất từ năm 1995 đến nay, trong khoảng thời gian đó gia đình bạn không thực hiện họp mặt những người thừa kế để thực hiện công việc tại điểm a điểm b khoản 1 điều này. Mà người anh cả của bạn là người ở cùng bố, mẹ bạn và trực tiếp quản lý sử dụng mảnh đất đó cho đến nay mà không hề xảy ra tranh chấp gì.

Theo Điều 100 Luật Đất Đai 2013 quy định:
Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
…”

Điều 21 nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về các căn cứ xác định đất ổn định. Trong thời gian sử dụng ổn định người sử dụng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính được ghi trong các giấy tờ liên quan như biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất… Và thời gian từ năm 1994 đến nay anh cả bạn đã thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đâylà một căn cứ để xác định việc sử dụng đất ổn định.

Do đó theo quy định trên thì anh cả bạn có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Vì ậy khi anh cả bạn  được cấp giấy chứng nhận QSDĐ là đúng quy định của luật đất đai. Việc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo yêu cầu của anh bạn và căn cứ vào điều kiện được cấp giấy chứng nhận là phù hợp với quy định của luật đất đai 2013. Việc phải có chữ ký của những người thừa kế thì mới sang tên được thì do thực tiễn mỗi địa phương lại có quy định khác nhau do vậy bạn thử tìm hiểu xem ở địa phương bạn quy định như thế nào.

Điều 651 BLDS 2015 quy định Người thừa kế theo pháp luật:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Theo quy định trên thì anh thứ 2 bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất do đó dù anh bạn đã có gia đình trong nam nhưng vẫn được hưởng di sản mà bố, mẹ bạn để lại.

Tại điều 623 BLDS 2015 quy định:
“Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
.”
Như vậy tính đến thời điểm này từ khi bố bạn mất đã được 23 năm và vẫn còn thời hiệu để yêu cầu chi di sản là bất động sản. Do đó bạn vẫn lấy được phần di sản thừa kế mà anh bạn đang quản lý. Để yêu cầu chia di sản thừa kế bạn làm đơn yêu cầu gửi đến tòa án cùng với giấy tờ liên quan.

» Quyền của người thừa kế khởi kiện ra Tòa án khi nào?

» Luật sư tư vấn thừa kế

Tư vấn yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản: