Luật sư tư vấn tội cướp tài sản

Luật sư tư vấn tội cướp tài sản. Tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi dùng bạo lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lầm vào tình trạng không thể chống cự được, không kể người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản hay không.

Luật sư tư vấn tội cướp tài sản:

1. Tội cướp tài sản quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“Điều 168. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

2. Tình huống tư vấn tội cướp tài sản:

2.1 Tình huống cướp tài sản là tiền:

Ông A rút 10 triệu đồng tiền gửi từ cây ATM, vừa ra khỏi ngân hàng đi dược khoảng 200m thì B dùng dao dí vào cổ Ông A và yêu cầu Ông A phải đưa tiền cho B, nếu không B sẽ cứa cổ Ông A. Ngay lúc đó, người dân xung quanh phát hiện và đã bắt giữ được B giao cho công an phường.

– Xin hỏi, trong trường hợp này B chưa lấy được số tiền của Ông A vậy B có phạm tội không?

– Nội dung tư vấn:

Trước tiên chúng tôi xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chúng tôi! Câu hỏi của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

Về tội danh:
“Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

Cùng xem xét hành vi, B đã dùng dao dọa cứa đổ ông A nếu ông A không đưa tiền nhằm mục đích lấy được số tiền của ông B – đây chính là: đe dọa dùng vũ lực ngày tức khắc làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Nhưng vấn đề bạn băn khoăn đó là B chưa lấy được tiền của ông A thì có phạm tội hay không. Tôi xin trả lời là hành vi của H đã cấu thành tội cướp tài sản. Bởi lẽ, trong điều khoản nêu trên quy định về tội cưới tài sản nhà làm luật không quy định rằng người thực hiện hành vi phạm tội phải lấy được tài sản của nạn nhân thì mới cấu thành tội phạm mà chỉ cần người phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có những hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản là đã cấu thành tội cướp tài sản rồi. Như vậy, khi H dùng dao dọa cứa cổ ông A nếu không đưa tiền nhằm chiếm đoạt tài sản của ông A, khi đó thì hành vi của H đã cấu thành tội phạm mà không căn cứ vào hậu quả là H có chiếm đoạt được tài sản hay không.

Hành vi của H sẽ cấu thành tội phạm theo khoản 2 Điều 168 vì H đã dùng dao là vũ khí nguy hiểm để uy hiếp ông B cụ thể:

“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
………….
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;”

Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Có nghĩa là đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình.

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự, quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”

Tội cướp tài sản tại khoản 2 Điều 168 có hình phạt cao nhất là 15 năm, tức là tội phạm rất nghiêm trọng. Đối chiếu với quy định trên thì nếu B đủ 14 tuổi trở lên thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình. Còn nếu H dưới 14 tuổi thì B sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Về năng lực chịu trách nhiệm hình:

“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.”

Nếu B thuộc một trong các trường hợp trên thì H sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Tổng hợp về độ tuổi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự thì nếu H đủ 14 tuổi trở lên có đầy đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình thì B sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản theo khoản 2 Điều 168 Bộ luật hình sự 2015.
Trân trọng!

» Luật sư bào chữa tội xâm phạm sở hữu tài sản

» Luật sư tư vấn luật hình sự

Luật sư tư vấn tội cướp tài sản.
Quý vị đang có vuống mắc cần tư vấn cho mình, người thân hoặc người bị hại xin liên hệ trình bày tình huống của mình để luật sư tư vấn: