Tư vấn trình tự thủ tục xin cấp sổ đỏ, sang tên sổ đỏ

Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) luôn là một trong những tài sản có giá trị nhất của người dân Việt Nam. Cấp sổ đỏ là một chủ trương, chính sách lớn của nhà nước nhằm giải phóng tư liệu sản xuất cho người dân

A. Ý nghĩa của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đối với mỗi gia đình, cá nhân khi muốn nắm giữ một khối tài sản về đất đai họ sẽ nghĩ đến việc mua đất làm tài sản chung của gia đình hay tài sản riêng của cá nhân. Tuy nhiên trên thực tế đối với những người đã có am hiểu rõ về Luật đất đai thì vấn đề mua đất sẽ không có khó khăn gì, nhưng còn lại đối với những người chưa được tiếp cận và hiểu rõ về luật thì thường lúng túng và gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện việc mua đất. Khi đó sẽ có người đặt ra câu hỏi là “ Tôi muốn mua đất thì tôi phải làm những gì?, cần những giấy tờ gì và làm như thế nào?”

Trong đời sống hàng ngày, thông qua các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật, chúng ta có được thửa đất để khai thác, sử dụng phục vụ cuộc sống. Người có quyền sử dụng lô đất đó, được cơ quan Nhà nước làm thủ tục và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhiều người còn gọi giấy này là bìa đất, sổ đỏ. Và một khi cần vay tiền ở các ngân hàng, người có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đến làm thủ tục thế chấp vay tiền. Từ thực tế này, một số người vì thế mà quan niệm rằng, giấy này là tài sản, vì việc thế chấp nó, được nhận tài sản khác ở ngân hàng, là tiền mặt Việt Nam đồng. Có một số trường hợp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất trộm, chủ nhân của nó đến cơ quan Công an trình báo, là mất tài sản và đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật. Để giúp bạn đọc, nhìn nhận đúng bản chất vấn đề này, bài viết xin đề cập từ khía cạnh pháp lý và thực tiễn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong các tình huống pháp lý đặc trưng, thông dụng dưới đây. Và quan trọng hơn là để giúp cho những người có nhu cầu mua đất biết và hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một cách chính xác và nhanh chóng để khi làm thủ tục xin cấp sổ đỏ tránh trường hợp lúng túng và làm mất thời gian phải làm lại nhiều lần.

I. Trình tự thủ tục xin cấp giấy phép quyền sử dụng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

1. Trình tự thủ tục xin cấp giấy phép quyền sử dụng đất

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị hồ sơ đủ theo quy định.

Bước 2: Cá nhân nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất cấp huyện.

Bước 3: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung tại chỗ hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận vào sổ tiếp nhận hồ sơ, ký vào đơn nơi “ Người tiếp nhận hồ sơ”, đồng thời tiến hành viết biên nhận hẹn ngày nhận thông báo thuế.

Bước 4: Đến ngày hẹn nhận thông báo thuế, công dân mang biên nhận đến nhận thông báo thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). Sau đó, nộp biên lai thuế cho bộ phận tiếp nhận. Bộ phận tiếp nhận hẹn ngày nhận giấy chứng nhận.

Bước 5: Đến hẹn, công dân mang phiếu hẹn đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nhận kết quả.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở hành chính tại Văn phòng đăng ký đất cấp huyện.

c) Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (theo mẫu).
+ Giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất, phiếu lấy ý kiến khu dân cư.
+ Trích lục hoặc trích đo..
+ Biên bản xét duyệt hội đồng xét cấp giấy xã.
+ Thông báo công khai hồ sơ (15 ngày).
+ 02 Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất (Mẫu 01/LPTB – nếu có).
+ 02 Tờ khai tiền sử dụng đất (Mẫu số 01-05/TSDĐ- nếu có).
+ 02 Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (mẫu 11/TK-TNCN- nếu có).
+ 02 bản giấy tờ khác có liên quan việc miễn giảm nộp tiền sử dụng (nếu có).
+ 02 Đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất (nếu có).
+ Bản án của tòa án, biên bản thi hành án, quyết định thi hành án của cơ quan thẩm quyền, quyết định các cấp (nếu có).

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
e) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
h) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
k) Tên mẫu đơn và mẫu tờ khai:

+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (mẫu 01/ĐK-GCN Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT).
+ Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất.(Mẫu 01/LPTB – Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính).
+ Tờ khai tiền sử dụng đất (Mẫu số 01-05/TSDĐ- Thông tư số 30/2005/TTLT/BTC -BTNMT ngày 18/04/2005)
+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.(Mẫu số 11/KK–TNCN – Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính).
+ Đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất (người sử dụng đất tự viết).

l) Yêu cầu và điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
không đúng theo thủ tục thì sẽ phải mất thời gian làm thủ tục nhiều lần.

2. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất:

được thực hiện theo quy định tại Điều 123 Luật Đất đai và quy đinh cụ thể tại Điều 135, Điều 136 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai:
2.1) Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại xã, thị trấn:
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất.
– Hồ sơ gồm có:
+ Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);
+ Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).

– Thủ tục:

+ Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất; trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong thời gian mười lăm (15) ngày; xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường;

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện; trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; gửi hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến Phòng Tài nguyên và Môi trường;

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Thời gian thực hiện các công việc nêu trên không quá năm mươi lăm (55) ngày làm việc (không kể thời gian công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2.2) Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại phường:
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường quận nơi có đất.
– Hồ sơ gồm có:
+ Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);
+ Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).

– Thủ tục:

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết; lấy ý kiến xác nhận của Ủy ban nhân dân phường về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất; trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân phường về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong thời gian mười lăm (15) ngày; xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện; trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; gửi hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến Phòng Tài nguyên và Môi trường;

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Thời gian thực hiện các công việc quy định tại điểm a và điểm b khoản này không quá năm mươi lăm (55) ngày làm việc (không kể thời gian công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3. Quy định về các trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất:

Theo Điều 50 Luật Đất đai quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất như sau:

“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.”

4. Các khoản tiền phải nộp khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Lệ phí trước bạ: Theo quy định tại Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ; Thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 45/2011/NĐ-CP. Khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia đình bạn phải nộp lệ phí trước bạ bằng 0,5% giá tính lệ phí trước bạ (giá tính lệ phí trước bạ là giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành).
– Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và Thông tư số 106/2010/TT-BTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh: Mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới.
Trường hợp Giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới.
+ Miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và các phường nội thành thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh (quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này) được cấp Giấy chứng nhận ở nông thôn thì không được miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận.
– Ngoài ra còn phải nộp các loại phí khác (nếu có), như: Phí thẩm định, phí trích đo.
Vì căn cứ vào khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.”
II. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Theo quy định tại “Điều 127 Luật Đất đai”. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất
1. Việc nộp hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định như sau:
a) Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng ðất tại nông thôn thì nộp tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;
b) Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.

2. Trong thời hạn không quá mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp các bên chuyển nhượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính mà nghĩa vụ tài chính đó được xác định theo số liệu địa chính thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thông báo cho các bên chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính.
III. Căn cứ tính thuế và thuế suất.
1.Căn cứ tính thuế.
Được quy định như sau: quy định tại Điều 4, 5,và 6
Điều 4. Căn cứ tính thuế.
Căn cứ tính thuế chuyển quyền sử dụng đất là diện tích đất, giá đất tính thuế và thuế suất.
Điều 5. Diện tích đất tính thuế.
Diện tích đất tính thuế chuyển quyền sử dụng đất là diện tích đất thực tế được chuyển quyền sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác phù hợp với bản đồ địa chính và sổ địa chính của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất được chuyển quyền sử dụng. Nơi chưa có bản đồ địa chính thì diện tích đất tính thuế phải được cơ quan địa chính cấp huyện xác nhận.
Điều 6. Giá đất tính thuế.
Giá đất tính thuế chuyển quyền sử dụng đất là giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định trong khung giá của Chính phủ, phù hợp thực tế ở địa phương.
Bảng giá đất tính thuế chuyển quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định, được niêm yết công khai tại trụ sở các cơ quan thuế và cơ quan quản lý nhà, đất, cơ quan địa chính tại địa phương.
Trường hợp bán căn hộ thuộc nhà nhiều tầng cùng với chuyển quyền sử dụng đất có nhà trên đó thì giá đất tính thuế được phân bổ cho các tầng theo quy định tại Nghị định số 61-CP ngày 5-7-1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở.
Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất cùng với thay đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thì giá đất tính thuế là giá đất phi nông nghiệp.
2. Thuế suất
Được quy định tại Điều 7 và Điều 8

Điều 7. Thuế suất đối với trường hợp chuyển quyền sử dụng đất nhưng không thay đổi mục đích sử dụng đất.
Thuế suất thuế chuyển quyền sử dụng đất tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên trị giá đất chuyển quyền sử dụng, quy định như sau:
1- Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất, chưa nộp tiền sử dụng đất khi được giao đất hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, khi được phép chuyển quyền sử dụng đất:
a) Đối với đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, thuế suất là 10% (mười phần trăm).
b) Đối với đất ở, đất xây dựng công trình và các loại đất khác, thuế suất là 20% (hai mươi phần trăm).
2- Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất mà đã nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và trường hợp chuyển quyền sử dụng đất từ lần thứ hai trở đi mà lần trước đã nộp thuế chuyển quyền sử dụng theo quy định tại khoản 1 của Điều này, khi được phép chuyển quyền sử dụng đất, thuế suất là 5% (năm phần trăm).
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất trong những trường hợp sau đây cũng được coi là đã nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai:
a) Khi được giao đất đã nộp tiền đền bù thiệt hại theo Quyết định số 186-HĐBT ngày 31-5-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang mục đích khác.
b) Đã nộp tiền sử dụng đất vào Ngân sách Nhà nước theo quy định tại Thông tư số 60-TC/TCT ngày 16-7-1993 của Bộ Tài chính khi mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước và mua nhà không thuộc sở hữu Nhà nước cùng với nhận quyền sử dụng đất có nhà trên đó; được giao đất để xây dựng nhà ở và công trình; được giao đất thay cho thanh toán giá trị công trình xây dựng cơ sở hạ tầng.
c) Mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước, mua nhà của các Công ty kinh doanh nhà của Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61-CP ngày 5-7-1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở.
d) Mua nhà cùng với nhận quyền sử dụng đất có nhà trên đó thuộc diện đã nộp thuế thu nhập theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
3- Trường hợp chuyển đổi đất cho nhau mà có chênh lệch về giá trị do khác nhau về diện tích, vị trí đất hoặc hạng đất, thuế suất là 5% (năm phần trăm) trên phần chênh lệch về trị giá.
4- Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà lần trước đã chuyển đổi và nộp thuế theo quy định của khoản 3 Điều này.
a) Nếu không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc chưa nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế suất áp dụng theo quy định tại khoản 1 của Điều này.
b) Nếu đã nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế suất áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 8. Thuế suất đối với trường hợp chuyển quyền sử dụng đất cùng với thay đổi mục đích sử dụng đất.
1- Thuế suất thuế chuyển quyền sử dụng đất trong trường hợp chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, quy định như sau:
Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất cùng với chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp trồng lúa ổn định sang đất phi nông nghiệp, thuế suất là 50% (năm mươi phần trăm); từ đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp, thuế suất là 40% (bốn mươi phần trăm).
Đất nông nghiệp trống lúa ổn định quy định trong Nghị định này là đất trồng lúa được tưới tiêu nước chủ động hoặc có lượng mưa bảo đảm sản xuất lúa ổn định.
Riêng đối với trường hợp chuyển từ đất nông nghiệp sang đất xây dựng công trình công nghiệp:
a) Từ đất nông nghiệp trồng lúa ổn định sang đất xây dựng công trình công nghiệp, thuế suất là 30% (ba mươi phần trăm);
b) Từ đất nông nghiệp khác sang đất xây dựng công trình công nghiệp, thuế suất là 20% (hai mươi phần trăm);
c) Các công trình công nghiệp phải được xây dựng theo quy hoạch, và phải đươc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt theo đúng quy định tại Điều 63 của Luật đất đai năm 1993.
2- Trường hợp chuyển từ đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp, thuế suất là 0% (khôg phần trăm).

B. THỦ TỤC XIN CẤP SỔ ĐỎ VÀ CHUYỂN NHƯỢNG SỔ ĐỎ
1. Thủ tục xin cấp sổ đỏ

Thủ tục cấp sổ đỏ và chuyển nhượng quyền sử dụng đất được qui định tại Nghị định 181 của chính phủ, ban hành ngày 29/10/2004.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Không quá 55 ngày
Hộ gia đình, cá nhân nộp một bộ hồ sơ gồm có: đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có); văn bản ủy quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có). Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được qui định theo hai giai đoạn:

Giai đoạn một: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết; lấy ý kiến xác nhận của UBND phường về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất. Trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì lấy ý kiến của UBND phường về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.
Danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được công bố công khai tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong thời gian 15 ngày.
Văn phòng này cũng phải xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện.
Trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo qui định của pháp luật; gửi hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến phòng tài nguyên và môi trường.

Giai đoạn hai: Phòng tài nguyên và môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình UBND cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được Nhà  nước cho thuê đất.

Thời gian thực hiện các công việc qui định tại hai giai đoạn trên không quá 55 ngày làm việc (không kể thời gian công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2. Thủ tục làm sổ đỏ đất đai.
a) Thẩm quyền giải quyết: UBND Quận / huyện nơi có đất ở.
b) Đối tượng thực hiện: Cá nhân, hộ gia đình

3. Thành phần hồ sơ
a). Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu)
b). Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 50 của Luật Đất đai.
* Lưu ý: Các giấy tờ theo Điều 50 của Luật đất đai được hiểu như sau:
+ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai.
+ Có tên trong sổ đăng ký ruộng đát, sổ đại chính.
+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất;
+Giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.
+ Giấy tờ mua bán nhà đất (giấy viết tay) kèm theo các giấy tờ gốc mang tên của chủ sử dụng nhà đất trước đây.
+ Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
+ Bản án của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành
+ Nhà đất được hộ gia đình, cá nhân sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày Luật Đất đai có hiệu lực và được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.
c) Hồ sơ kỹ thuật thửa đất do cơ quan Địa chính có tư cách pháp nhân đo vẽ:
d) CMND, Hộ khẩu thường trú của người sử dụng đất (bản sao)
4. Cách thức thực hiện:
* Lưu ý: Hồ sơ của bước trước làm cơ sở để thực hiện các bước sau:
Bước  1:
1. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
2. UBND xã, phường, thị trấn thành lập Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất
3. Sau khi thẩm tra, UBND xã, phường, thị trấn gửi hồ sơ đến UBND Quận/huyện (Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất)
Bước 2:
1. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện.
2. Đối với trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
3. Ra thông báo cho người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính
4. Trình UBND Quận/huyện ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bước 3: 
Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định và nhận sổ đỏ.
4. Thời hạn giải quyết: 55 ngày
5. Các loại thuế, lệ phí phải nộp: Theo quy định pháp luật tại địa phương và theo từng hồ sơ
6. căn cứ pháp lý.
– Luật Đất đai 2003, Bộ Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản
– Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007,
-Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009
– Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4/2005
– Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007của Bộ Tài nguyên và Môi trường
– Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
– Quyết định số 117/2009/QĐ-UBND ngày 01/12/2009,
– Luật Thuế thu nhập cá nhân của Quốc hội
– Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính;
– Thông tư 60 /2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính
– Thông tư 62 /2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính
– Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ
– Thông tư Liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT ngày 18/4/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính
– Hướng dẫn số 5622/HD-LN ngày 09/4/2010 Liên ngành Cục thuế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và Kho bạc Nhà nước
– Thông tư số 106/2010/TT-BTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tài chính
– Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
– Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
– Luật Nhà ở
– NghỊ định số 90/2006/NĐ-CP NGÀY 06/09/2006
– Nghị định 71/2010/NĐ-CP của ngày 23/06/2010
– Thông tư số 16/20/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 của Bộ Xây dựng
5. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng: tối đa 10 ngày.
Bên nhận chuyển nhượng nộp một bộ hồ sơ gồm có: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có). Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện như sau:

Trong thời hạn không quá bốn ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.

Trong thời hạn không quá ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc UBND xã, thị trấn có trách nhiệm thông báo cho bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Trong thời hạn không quá ba ngày làm việc kể từ ngày bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc UBND xã, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Thủ tục sang tên toàn bộ sổ đỏ (đối với chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng) áp dụng chung cho cả đất thổ cư và nhà chung cư cao tầng được thực hiện như sau:
1. Thẩm quyền giải quyết: UBND Quận/huyện nơi có nhà đất
2. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, hộ gia đình
3. Cách thức thực hiện:
* Lưu ý: Hồ sơ của bước trước làm cơ sở để thực hiện các bước sau và được bổ sung theo từng bước như sau:

Bước 1: Các bên đến cơ quan công chứng lập hợp đồng chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng
(*Lưu ý): Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập hợp đồng, các bên phải kê khai lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, nếu quá thời hạn trên sẽ bị phạt theo quy định của nhà nước)

Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính (tại UBND quận/huyện nơi có nhà, đất)
Thành phần hồ sơ gồm:
1. Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)
2. Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký. Riêng trường hợp cho tặng 04 bản).
3. Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính)
4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
5. CMND + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
6. Đối với trường hợp cho tặng, thừa kế phải có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân.
* Thời hạn có thông báo nộp thuế: 10 ngày
Sau khi có thông báo th́ người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
* Thuế chuyển dịch gồm:
– Thuế thu nhập cá nhân: 2 %
– Thuế trước bạ: 0,5 %

Bước 3: Kê khai sang tên (tại UBND quận/huyện nơi có nhà, đất)
Thành phần hồ sơ gồm:
1. Đơn đề nghị đăng ký biến động (01 bản do bên bán ký); Trong trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay.
2. Hợp đồng chuyển nhượng; hợp đồng tặng cho; hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản; văn bản khai nhận di sản;
3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc)
4. Giấy nộp tiền vào nhân sách nhà nước (bản gốc)
5. Bản sao CMND + Sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng.
* Thời hạn sang tên: 15 ngày
* Lệ phí sang tên gồm:
– Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp;
– Lệ phí thẩm định: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (Tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp);

» Xin cấp sổ đỏ cho diện tích dưới 30m2

» Tư vấn hợp đồng mua bán nhà đất