Tư vấn nhận biết bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện nay đã có rất nhiều trường hợp bị chiếm đoạt tài sản dưới mọi hình thức, mà người bị chiếm đoạt không thể nào đòi lại được tài sản, không thể lấy lại được tài sản của mình, vấn đề đặt ra là hành vi nào được coi là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay là một tội khác để làm cơ sở buộc tội, gỡ tội với người có hành vi chiếm đoạt của tội này.
» thẩm quyền tiếp nhận tin tố giác tội phạm
Luật sư tư vấn cách thức nhận biết bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Hình thức lừa đảo bạn nên nhận diện để tránh
1.1. Phương tiện sử dụng lừa đảo:
+ Hợp đồng, thông qua trung gian, giới thiệu, mạo danh người thân, sử dụng công nghệ AI giả danh….
+ Chủ yếu sử dụng mạng internet, tin nhắn, các phương tiện công nghệ cao… Nhờ Luật sư tư vấn bảo vệ về lừa đảo qua mạng.
1.2. Hình thức lừa đảo đa dạng:
+ Mời góp vốn, đầu tư, mua bất động sản, đặt cọc, mua bán hàng hóa, bán hàng online (vì vài trăn ngàn tiền công, mất hàng trăm triệu đồng), vay mượn, … với mọi lĩnh vực của cuộc sống;
+ Nhận tiền từ nước ngoài, nhận quà, đầu tư tài chính, tiền ảo, trúng thưởng, vay tiền, vay vốn qua mạng;
+ Chiếm quyền sử dụng tài khoản, lấy các thông tin để chiếm đoạt tài sản;
+ Hiện nay, kẻ lừa đảo còn mạo danh luật sư để hỗ trợ, với mong muốn thu hồi tiền của nạn nhân, nhưng thực chất là tiếp tục lừa đảo bằng một vài lý do…. để nạn nhân đưa thêm tiền.
1.3. Nhận biết cách thức hoạt động lừa đảo
+ Đầu tiên là tạo sự tin tưởng, thường là thông qua các người khác hướng dẫn, giới thiệu, là người quen trên mạng (đôi khi là 1 người chỉ khác nick).
+ Lợi dụng lòng tin, cùng sự thiếu hiểu biết (đôi khi là lòng tham) của người bị hại để nhờ hỗ trợ, trong đó có liên quan đến các giao dịch, thông tin cá nhân, tài chính của người bị hại nhằm chiếm đoạt. Hoặc
+ Trải nghiệm nhỏ – lợi nhuận thật, bạn được người hướng dẫn chơi thử (hình thức chơi với rất nhiều cái tên khác nhau, sao cho phù hợp với bạn) và bạn được một ít lợi nhuận (thực chất lợi nhuận là tiền túi của bên lừa đảo bỏ ra – thả thính, lấy của người nhiều trả người ít). Sau khi đã tin tưởng thì số tiền sẽ tăng dần lên. Với nhiều lý do khác nhau bạn không thể rút tiền ra được “thực chất rút tiền có sự kiểm soát của quản trị, trang mạng đặt ở nước ngoài nên bạn không thể can thiệp”, cho đến khi bạn mất hàng trục triệu, hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng, tùy theo lĩnh vực bạn tham gia.
+ Đối với công nghệ AI thì đối tượng lừa đảo không phải thực hiện các động tác trên nhiều, mà chủ yếu dựa vào lòng tin sẵn có, thực hiện hành vi mạo danh để chiếm đoạn tài sản một cách nhanh hơn.
+ Người đi vay tiền bị mắc bẫy, nạp tiền vào thì các đối tượng sẽ thông báo tài khoản ngân hàng bị lỗi, yêu cầu phải nạp thêm tiền thì hệ thống mới cho rút về, cứ thế cho đến khi nạn nhân hết tiền hoặc nhận thức được mình lại bị lừa.
2. Người bị lừa đảo thì phải làm gì?
Khi có những dấu hiệu trên, bạn cần nghĩ ngay là mình đang bị lừa đảo hay không và cần phải làm gì?
– Thuê luật su tư vấn về trường hợp của mình (Trong trường hợp này bạn nên hẹn gặp luật sư, tránh trường hợp luật sư giả mạo đánh vào tâm lý muốn thu hồi của bạn lừa đảo bạn tiếp)
– Trình báo với cơ quan công an có thẩm quyền.