Thủ tục yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự.
Mục lục bài viết
Thủ tục yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015
1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
“Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự
….
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể chia làm hai loại là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập.
2. Quyền đưa ra yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo Điều 201 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
“Điều 201. Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
1. Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây:
a) Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
b) Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
c) Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.“
Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo Điều 73 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015:
“Điều 73. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
….
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.
Trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện vụ án khác.”
3. Thủ tục yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Thủ tục yêu cầu độc lập, thụ lý yêu cầu độc lập được thực hiện tương tự như thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Cụ thể: người có yêu cầu độc lập phải có đơn yêu cầu, kèm theo đó là tài liệu chứng cứ và phải nộp tạm ứng án phí theo quy định.
- Thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu: Tòa án nhân dân thụ lý vụ án
-
Trình tự thực hiện yêu cầu độc lập:
- Bước 1: Gửi đơn yêu cầu độc lập tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền
- Bước 2: Thẩm phán xem xét đơn yêu cầu
- Bước 3: Bị đơn bổ sung đơn yêu cầu hoặc nhận lại (nếu không được chấp nhận yêu cầu)
-
Cách thức thực hiện:
- Nộp đơn trực tiếp hoặc bằng đường bưu tiện tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền
-
Yêu cầu thưch hiện:
- Phải gửi yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên hộp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phải gửi yêu cầu độc lập nếu có
- Hồ sơ:
- Số lượng: 01 bộ hồ sơ
- Thành phần:
1. Đơn yêu cầu độc lập
2. Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp của yêu cầu độc lập
- Phí hành chính: Không
-
Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, Thẩm phán sẽ ra quyết định
-
Đối tượng thực hiện:
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
-
Kết quả thực hiện:
- Yêu cầu hợp lý: Chấp nhận yêu cầu độc lập
- Yêu cầu không hợp lý: Không chấp nhận yêu cầu độc lập
-
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015