Thủ tục yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được giải quyết khi vợ, chồng cùng thỏa thuận người trực tiếp nuôi con hoặc một bên đưa ra các chứng cứ chứng minh cần thay đổi quyền nuôi con gửi ra Tòa án để giải quyết.
Mục lục bài viết
Thủ tục khi thay đổi người trực tiếp nuôi con có 2 trường hợp là vợ chồng cùng đồng thuận và trường hợp vợ chồng không đồng thuận:
Theo Điều 84 Luật hôn nhân Gia đình 2014, trên cơ sở lợi ích của trẻ, khi có đơn yêu cầu và xét thấy có một trong các căn cứ dưới đây thì Tòa án sẽ xem xét, quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con:
Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
Trường hợp này Tòa án giải quyết theo yêu cầu dân sự nên không phải tổ chức phiên Tòa xét xử vụ án. Vì thế thời gian sẽ nhanh và đơn giản hơn. Thỏa thuận của vợ chồng được thể hiện bằng văn bản ký kết hoặc thể hiện ngay tại bản tự khai của các bên tại Tòa án khi được triệu tập về việc giải quyết yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Trong đó nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên, Tòa án phải xem xét nguyện vọng của con khi thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Trường hợp này Tòa án sẽ giải quyết theo quy trình xét xử vụ án dân sự nên sẽ tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Khi một bên đơn phương muốn giành lại quyền nuôi con thì cần có những lưu ý sau:
Để được giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, cha mẹ phải chứng minh mình có đủ các điều kiện kinh tế và tinh thần để tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất về mọi mặt: trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt hơn…
Theo đó, người muốn giành quyền nuôi con phải chứng minh mình có đủ điều kiện vật chất về thu nhập, tài sản, nơi ở ổn định, chứng minh mình có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng con, luôn phải đặt con lên hàng đầu….
Ngoài việc chứng minh điều kiện nuôi con của mình, bên có nhu cầu giành quyền nuôi con có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái, thường xuyên có hành vi bạo lực, thu nhập không ổn định.
» Hướng dẫn hồ sơ và viết đơn giành quyền nuôi con sau ly hôn
Dịch vụ luật sư thực hiện yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn:
Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi chứng nhận…
Thuê Luật sư hòa giải đối thoại tại Tòa án. Đây là một giai đoạn…
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT Báo hiệu đường bộ. CỘNG HOÀ XÃ…
Thông tư 51/2024/TT-BGTVT thay thế Thông tư 54/2019/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo