Hướng dẫn hồ sơ và viết đơn giành quyền nuôi con sau ly hôn

Hướng dẫn hồ sơ và viết đơn giành quyền nuôi con sau ly hôn. Nếu bạn cảm thấy người nuôi dưỡng con bạn không được chăm sóc tốt về cả vật chất và tinh thần. Bạn có thể viết đơn xin giành quyền nuôi con gửi lên tòa án để tiến thành thủ tục khởi kiện giành quyền nuôi con để mình được chăm sóc. 

Sau khi đã hoàn tất các thủ tục ly hôn, phân người nuôi con và phân chia tài sản chung của vợ chồng, nếu bên vợ hoặc chồng (người không trực tiếp nuôi dưỡng giáo duc con) có muốn khởi kiện giành quyền nuôi con việc đầu tiên bạn cần chuẩn bị giấy tờ và soạn đơn xin giành quyền nuôi con và có thể căn cứ vào những thủ tục sau:

I. Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ giành quyền nuôi con sau ly hôn

1. Cha hay Mẹ có quyền nuôi con sau khi ly hôn?

– Đối với ly hôn thuận tình thì hai người có thể thoả thuận với nhau để có quyền nuôi con.

– Đối với ly hôn được phương và tranh chấp quyền nuôi con thì xảy ra các trường hợp sau đây:

+ Khi con dưới 36 tháng tuổi thì theo nguyên tắc chung thì người mẹ được quyền nuôi con. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, khả năng về nhận thức, khả năng điều khiển hành vi thì người bố sẽ có quyền nuôi con.

+ Khi con trên 36 tháng tuổi thì toà sẽ xem xét về điều kiện vật chất, tinh thần đáp ứng những nhu cầu sống và sự phát triển toàn diện về mọi mặt của con. Bên nào có khả năng tạo điều kiện cho người con phát triển tốt nhất thì toà sẽ giành quyền nuôi con cho bên đó. Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì thuận theo nguyện vọng của con.

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người trực tiếp chăm sóc con và người thân, những người có liên quan khác không được cản trở quyền thăm nom con của người kia.

Trường hợp, nếu người bố hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con phát hiện người kia đang không đáp ứng đủ điều kiện cho con được môi trường sống tốt bằng mình thì khởi kiện giành quyền nuôi con như thế nào.

 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

 Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

 Để tiến hành thủ tục khởi kiện giành quyền nuôi con, cần phải chuẩn  đơn xin giành quyền nuôi con và các tài liệu kèm theo lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người trưc tiếp nuôi con đang cư trú. Tòa án sẽ xem xét và tiên hành giải quyết.

Hồ sơ khởi kiện giành quyền nuôi con bao gồm:

  • Các giấy tờ cần chứng thực:
    • Hộ khẩu thường trú/ xác nhận cư trú
    • Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân
    • Bản án quyết định của Tòa án
    • Bản sao công chứng Giấy khai sinh của con chung
    • Đơn xin giành quyền nuôi con
  • Các giấy tờ khác:
    • Giấy xác nhận thu nhâp
    • Giấy xác nhận của công an nơi con chung và người trực tiếp nuôi dưỡng con chung đang sinh sống.

II. Hướng dẫn viết đơn khởi kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn kèm hồ sơ để quý khách hàng tham khảo

Xem – tải: Mẫu đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
….…, ngày….… tháng…… năm 20..…
 
ĐƠN KHỞI KIỆN
(Về việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn)
 
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN (quận, huyện, thị xã, thành phố)………….
 
Tên tôi là:………………………………………. Sinh năm:…………………………..
CMND số:……………………..……… cấp ngày…/…./………. cấp tại…………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú:……………………………………………….……………………….………..
Nơi cư trú hiện tại:…………………………………………………….…….…………..…………
Số điện thoại liên hệ:………………………………………………………………………………
 
Là:…………………..….. (tư cách làm đơn, ví dụ, bố của cháu……….……….. Sinh năm……..…..
Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………………..………….
Hiện cư trú tại:…………………………………………………..………………………..…………
Người giám hộ:………………………………….……. Sinh năm:…/…./…….
Số điện thoại liên hệ:…………………………………………………………….……)
 
Kính trình bày với Quý Tòa sự việc sau:
………………………………………………………………………………………..………………….
…………………………………………………………………………………..……………………….
 
(Phần này trình bày sự kiện liên quan tới tranh chấp về quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, cách giải quyết của các bên trước đó, nếu có, ví dụ:
 
Ngày…/…./…………, tôi và Chị:……………………………….………. Sinh năm:…/…./…….
CMND số:……………………..……… cấp ngày…/…./………. cấp tại…………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………………..
Nơi cư trú hiện tại:………………………………………………………………..……
Số điện thoại liên hệ:……………………………………………………………………
 
Có đăng ký kết hôn tại UBND xã………. và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn…………..
 
Ngày…/…./….., Chị…………. sinh bé………………… là con chung của chúng tôi. Và tôi đã đăng ký khai sinh cho bé vào ngày…/…./…… tại……… Vào ngày…/…./…… do mâu thuẫn trong đời sống chung/….., chúng tôi có làm và gửi hồ sơ xin ly hôn tới Tòa án nhân dân………….
 
Sau quá trình giải quyết, Tòa án nhân dân……….. đã ra Quyết định công nhận yêu cầu thuận tình ly hôn…./Bản án ly hôn giữa tôi và Chị……….. Trong đó, cháu………. được giao cho mẹ của cháu, tức Chị………… trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. Tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bé……. Với số tiền là……… VNĐ (Bằng chữ:…………… Việt Nam Đồng) mỗi tháng.
 
Ngày…./…./….., tôi phát hiện Chị…………. có những hành vi……………… gây ảnh hưởng xấu tới việc giáo dục cháu………., thậm chí là hướng cháu phát triển nhận thức sai trái/…
 
Trong thời gian từ ngày…/…/…. đến ngày…/…./……, tôi có hẹn gặp mặt Chị…………. và yêu cầu Chị…… chấm dứt hành vi/… hoặc giao cháu……. cho tôi trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc,… Tuy nhiên, Chị……. đã có những phản ứng khá gay gắt và cực đoan,…)
 
Căn cứ Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
 
“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
 
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
 
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
 
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
 
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
 
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
 
Tôi nhận thấy, Chị……………………….. không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
 
Mà căn cứ Khoản 3 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
 
“Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
 
3.Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Tôi nhận thấy Tòa án nhân dân là chủ thể có quyền giải quyết tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
 
Do vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Quý Tòa xem xét sự việc trên của tôi và tiến hành giải quyết tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn giữa tôi và Chị………………………….. theo đúng quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và tố tụng dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.
 
Tôi xin cam đoan những thông tin đã nêu trên là trung thực, đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác trên.
 
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
 
Kèm theo đơn này, tôi xin gửi kèm những văn bản, tài liệu sau:
    • 01 Giấy xác nhận cư trú/Hộ khẩu thường trú (bản sao)
    • 01 Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân (bản sao)
    • 01 Bản án quyết định của Tòa án (bản sao)
    • 01 Bản sao công chứng Giấy khai sinh của con chung (bản sao)
    • 01 Giấy xác nhận thu nhâp
    • 01 Giấy xác nhận của công an nơi con chung và người trực tiếp nuôi dưỡng con chung đang sinh sống.
  Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)