Thủ tục công chứng các văn bản thừa kế

Thủ tục công chứng các văn bản thừa kế tại Văn phòng công chứng, ngoài trụ sở thực hiện thủ tục công chứng các văn bản thừa kế trong giờ hành chính, ngoài giờ hành chính theo trình tự sau:

» Trình tự thủ tục mở thừa kế

Các loại văn bản thừa kế:
– Văn bản khai nhận thừa kế
– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
– Văn bản từ chối di sản thừa kế

Giấy tờ cần cung cấp:
1. Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu cung cấp tại VPCC);
2. Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài); của những người thuộc diện hưởng thừa kế.
3. Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản thừa kế (Giấy khai sinh, sơ yếu lý lịch) của những người thuộc diện hưởng thừa kế
4. Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế hợp pháp của người thuộc diện hưởng di sản thừa kế (nếu có)
5. Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền (nếu có) của người/những người thuộc diện hưởng di sản thừa kế.
6. Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế (Hoặc giấy tờ chứng minh người đó đã chết)
7. Giấy chứng tử của những người thuộc diện hưởng thừa kế (nếu có)
8. Di chúc hợp pháp (nếu có)
9. Giấy chứng nhận quyền sở hữu về tài sản của người để lại di sản thừa kế
10. Thông báo công khai về việc phân chia di sản thừa kế đã được UBND Phường nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản thừa kế chết xác nhận không có khiếu kiện (Thông báo này do VPCC soạn thảo)

Văn phòng công chứng sẽ trực tiếp hướng dẫn giấy tờ, trình tự thủ tục trong các trường hợp có yếu tố nước ngoài

Thực hiện thủ tục công chứng tại văn phòng

Bước 1: Người yêu cầu công chứng tập hợp đủ các giấy tờ theo hướng dẫn rồi nộp tại phòng tiếp nhận hồ sơ (Bản photo và bản gốc để đối chiếu); Hồ sơ photo có thể nộp trực tiếp, Gửi Fax, Email

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ đã nhận và các điều kiện công chứng, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc từ chối tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định.

Bước 3: Ngay sau khi đã nhận đủ hồ sơ, bộ phận nghiệp vụ sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng giao dịch. Hợp đồng, giao dịch sau khi soạn thảo sẽ được chuyển sang bộ phận thẩm định nội dung, thẩm định kỹ thuật để rà soát lại, và chuyển cho các bên đọc lại.

Bước 4: Các bên sau khi đã đọc lại, nếu không có yêu cầu chỉnh sửa gì sẽ ký/điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng (theo hướng dẫn). Công chứng viên sẽ ký sau đó để chuyển sang bộ phận đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ.

Bước 5: Người yêu cầu công chứng hoặc một trong các bên  nộp lệ phí, thù lao công chứng, nhận các bản hợp đồng, giao dịch đã được công chứng tại Phòng trả hồ sơ.

Chú ý:

Trường hợp công chứng ngoài trụ sở: Nếu người yêu cầu công chứng có yêu cầu ký hợp đồng ngoài trụ sở Văn phòng Công chứng thì ghi vào phiếu yêu cầu công chứng nêu rõ: lý do, địa điểm, thời gian để Công chứng viên sắp xếp giải quyết.

Trường hợp người yêu cầu công chứng tự soạn thảo hợp đồng: Nếu người yêu cầu công chứng đã tự soạn thảo hợp đồng thì nộp cho Công chứng viên. Công chứng viên sẽ kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của hợp đồng. Nếu hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật thì Công chứng viên sẽ hướng dẫn các bên ký hợp đồng. Trường hợp hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật, công chứng viên sẽ bổ sung, sửa đổi. Khi đạt yêu cầu, công chứng viên sẽ hẹn thời gian ký hợp đồng.

» Thủ tục công chứng di chúc

» Các mẫu di chúc thừa kế

Tư vấn lập di chúc thừa kế: