Thay đổi thuận tình ly hôn có được không? Hai vợ chồng tôi thuận tình ly hôn nhưng sau đó vợ tôi thay đổi ý kiến, không đến Tòa. Vì không muốn giao con cho tôi nuôi, có thể thấy trường hợp này các đương sự không thỏa thuận được về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
Tư vấn thay đổi thuận tình ly hôn sang vụ án ly hôn
1. Về việc thay đổi thuận tình ly hôn
Hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôntheo khoản 5 Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“5. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật này quy định.”
Theo quy định trên, cùng với việc đình chỉ việc công nhận thuận tình ly hôn; thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì Tòa án thụ lý vụ án theo thủ tục chung theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự; không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán.
Trường hợp này; Tòa án nói bạn cần rút đơn về và không giải quyết được nữa là không đúng quy định.
Theo quy định; Tòa án cần đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn; thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án ly hôn để giải quyết theo thủ tục chung. Tòa án tiến hành thụ lý giải quyết tiếp theo thủ tục vụ án theo thủ tục đơn phương ly hôn; các đương sự không phải nộp lại đơn khởi kiện hay cung cấp lại chứng cứ từ đầu. Điều này giúp cho Nhà nước và người dân tránh lãng phí được thời gian; công sức, tạo hiệu quả tốt hơn về mặt tố tụng.
2. Về việc vợ bạn không đến toà án:
Thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng theo Khoản 1 Điều 238 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“1. Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;”
Như vậy, khi chuyển thành vụ án ly hôn; nếu vợ bạn được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án sẽ căn cứ tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt.
» Hòa giải trong ly hôn qui định như thế nào?
» Ly hôn đơn phương, chồng vắng mặt có xét xử được không?
Luật sư tham gia tư vấn ly hôn tại toà án: